Lý do đặc biệt để Cao Bằng không bị sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn
An Linh -
15/04/2025 15:45 (GMT+7)
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
Theo đề án, Cao Bằng có diện tích tự nhiên là 6.700,4km2, chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tỉnh không thuộc diện sắp xếp, sáp nhập vì nhiều yếu tố đặc thù về địa lý, dân cư và an ninh – quốc phòng.
Cụ thể, tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài, tiếp giáp Trung Quốc, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, chia cắt mạnh, phức tạp và hiểm trở. Đáng chú ý, gần 95% dân số của tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số, đòi hỏi sự ổn định và nhất quán trong quản lý hành chính để bảo đảm phát triển hài hòa, bền vững.
Thành phố Cao Bằng nhìn từ trên cao.
Ngoài ra, các tỉnh giáp ranh với Cao Bằng đều đã được xác định phương án sáp nhập riêng, không phù hợp để gộp thêm đơn vị hành chính. Phía Tây, tỉnh Hà Giang dự kiến sẽ sáp nhập với Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích lớn. Phía Nam, tỉnh Bắc Kạn sẽ sáp nhập với Thái Nguyên. Trong khi đó, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn – địa phương đã đạt cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số. Nếu sáp nhập thêm Cao Bằng, tỉnh mới sẽ có chiều dài đường biên giới lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính, đặc biệt là về quốc phòng và an ninh.
Chính phủ đã căn cứ vào 6 nhóm tiêu chí quan trọng trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử – văn hóa – dân tộc, yếu tố địa kinh tế, yếu tố địa chính trị và quốc phòng – an ninh. Trong đó, các yếu tố địa chính trị, an ninh – quốc phòng được xem xét kỹ lưỡng đối với Cao Bằng, với định hướng giữ nguyên để bảo đảm sự ổn định chiến lược tại khu vực biên giới phía Bắc.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 759, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước không chỉ dựa vào diện tích và dân số mà còn phải xét đến vị trí địa lý, trình độ phát triển, điều kiện hạ tầng và yêu cầu hội nhập quốc tế. Mục tiêu cao nhất là tạo điều kiện phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho các đơn vị hành chính mới, thúc đẩy các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng.
Đề án cũng ưu tiên sắp xếp giữa các tỉnh miền núi, đồng bằng với những địa phương có biển; đồng thời thúc đẩy việc bố trí hợp lý các khu thương mại tự do, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logistics, hồ chứa nước, đập thủy điện… trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã nhằm thuận tiện trong công tác quản lý.
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương phương án sắp xếp toàn quốc, với mục tiêu rút gọn còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 52 tỉnh, thành thực hiện sáp nhập, bao gồm 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng; cùng 48 tỉnh còn lại.
Cao Bằng là một trong 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập trong giai đoạn này, cùng với Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Việc giữ nguyên đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, mang tầm nhìn chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới của Chính phủ trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững và ổn định lâu dài tại khu vực biên giới.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Sau khi được điều chỉnh tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/2024, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 từ ngày 1/7/2025.
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.