Nở rộ lừa đảo thương mại quốc tế

Chí Nhân - 15/04/2022 08:14 (GMT+7)

Sau vụ việc hàng loạt doanh nghiệp ngành điều bị lừa ở thị trường Ý, mới đây lại có công ty thủy sản bị lừa ở Sri Lanka.

VNF
Điều, thủy sản, nguyên liệu nhựa là những mặt hàng bị lừa đảo khi xuất khẩu vào đầu năm 2022

Lừa đảo khắp nơi

Tháng 3 vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Ma Rốc cảnh báo khẩn: Doanh nghiệp (DN) tuyệt đối tránh giao dịch với đối tượng nhập khẩu lừa đảo có tên trực tiếp giao dịch là Khalid, tên Công ty KN Universe Plastic. Đây là tên mới của Công ty Fisherlab Sarl, có tiền sử lừa đảo đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Một DN xuất khẩu hàng nhựa nguyên liệu của VN cho biết đối tượng trên thông báo có người nhà bị Covid-19 nên sẽ thanh toán sau để câu giờ, đồng thời cấu kết với các đối tượng liên quan thông quan lô hàng nhưng không thanh toán.

Mới nhất, một DN xuất khẩu thủy sản tại TP. HCM đã gửi công văn “cầu cứu” đến các cơ quan ngoại giao Việt Nam về việc đối tác ở Sri Lanka lừa đảo chiếm đoạt 2 lô hàng với giá trị tài sản lên đến gần 113.000 USD. Đối tác tại Sri Lanka là Công ty Northern Star Trading Colombo PVT.

Theo hợp đồng ban đầu, điều kiện giao hàng là CIF Colombo (giao hàng tại cảng Colombo), điều kiện thanh toán là D/P 100%; nhờ thu qua ngân hàng, trả ngay khi xuất trình bộ chứng từ. Sau khi giao hàng và hoàn thành bộ chứng từ của lô hàng đầu tiên, bên mua lấy lý do phí thanh toán D/P qua ngân hàng cao, nên yêu cầu đổi sang phương thức thanh toán T/T.

Đối tác lấy lý do lô hàng phải được hải quan Colombo kiểm hóa và xin giấy phép nhập khẩu, yêu cầu DN Việt Nam gửi trước 1/3 vận đơn gốc để thực hiện các thủ tục trên và cam kết sau khi xin được giấy phép sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng để DN Việt Nam gửi toàn bộ các chứng từ gốc còn lại. Tuy nhiên, sau khi DN Việt Nam gửi 1/3 vận đơn gốc của cả 2 lô hàng thì đối tác đã nhận hàng và biến mất.

Trước đó, hàng loạt DN ngành điều kêu cứu vì nghi bị lừa ở thị trường Ý, với lượng hàng lên đến 35 container bị mất quyền kiểm soát. Theo Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, đến thời điểm này, những lô hàng hạt điều đưa sang Ý vẫn chưa bị mất, tức là chưa lọt vào tay của các đối tượng thứ ba. Tuy nhiên, hiện DN không kiểm soát được bộ chứng từ và người giữ bộ chứng từ đó hoàn toàn có thể đến làm việc với hãng tàu để nhận hàng và nguy cơ có thể bị mất hàng vẫn còn hiện hữu.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam, nạn lừa đảo trong thương mại quốc tế trước đây thường xảy ra ở khu vực châu Phi phổ biến như: Nigeria, Algeria, Ma Rốc, Cameron… nhưng vài năm gần đây, tình trạng lừa đảo đã xảy ra phổ biến hơn ở những thị trường tiềm năng như: Hà Lan, Na Uy, Mỹ, Canada, UAE... “Đặc biệt, trong bối cảnh các thị trường đang bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tình trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế càng có xu hướng tăng lên”, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Cần kiểm tra kỹ thông tin đối tác

TS Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, khuyến cáo: DN cần phải tìm hiểu kỹ để biết rõ về đối tác bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thông qua các cơ quan ngoại giao. Đối với khách hàng mới, thực hiện các hợp đồng nhỏ trước khi tiến hành các giao dịch lớn. Bên cạnh đó, DN nên ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán có độ an toàn cao như L/C (thường người mua yêu cầu mở và ký quỹ khi mở, ngân hàng phát tín dụng thư bảo lãnh), mà không nên sử dụng phương thức thanh toán có độ rủi ro cao như D/P (phương thức nhờ thu trả ngay khi xuất trình được chứng từ).

Các chuyên gia khuyến cáo DN nên đề nghị đối tác cung cấp các giấy tờ liên quan như: giấy phép kinh doanh, ID của người chủ doanh nghiệp… Đặc biệt, lưu ý và kiểm tra kỹ độ tin cậy khi có đơn hỏi hàng hóa trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với mặt bằng. Đối với thanh toán D/P, DN cần đưa ra các mức % đặt cọc để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng, tốt nhất là 50% trở lên.

Một giải pháp kỹ thuật cũng cần được lưu ý là trong giao dịch với đối tác nước ngoài, nên yêu cầu họ sử dụng email chính thức thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... Bên cạnh đó, DN cũng cần liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM, phân tích: Thương mại quốc tế là một lĩnh vực khá phức tạp với nhiều quy định, quy tắc khác nhau tùy theo thị trường. Để tránh rủi ro, không còn cách nào khác là cần những người có chuyên môn sâu. DN cần hoạt động chuyên nghiệp và bền vững hơn vì các cơ quan công quyền ngoại giao không thể suốt ngày đi “giải cứu” DN bị lừa đảo được.

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VNF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.