Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam với 1,49 triệu tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chỉ đứng thứ 5 toàn ngành với 10.876 tỷ đồng, xếp sau Vietcombank, Techcombank, VietinBank và Agribank.
Trích lập dự phòng lượng lớn để xử lý nợ xấu là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Ước lượng của VietnamFinance cho thấy mặc dù áp lực trích lập dự phòng năm 2019 không quá lớn khi tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ chưa dự phòng tại VAMC) đã dưới ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước (đầu năm 2019 ở mức 2,54%) nhưng lượng dự phòng trong năm mà BIDV sử dụng để xóa nợ nhiều khả năng đã lên mức cao nhất lịch sử.
Điều này đã giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới mức 2%, làm tiền đề để ngân hàng này nhanh chóng tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC trong năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức 67%, từ mức 49% cuối năm 2018.
Để có được nguồn lực lớn để xóa nợ xấu cũng như tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, BIDV vẫn phải giữ tỷ lệ trích lập dự phòng so với lợi nhuận thuần ở mức trên 60% như hai năm trước đó.
Tuy nhiên, trích lập dự phòng cao không phải là nguyên nhân duy nhất khiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của BIDV ở mức thấp hơn các ngân hàng top trên.
Nhìn vào cơ cấu nguồn thu từ mảng tín dụng, có thể thấy một nguyên nhân quan trọng khác.
Năm 2019, mảng tín dụng đem về cho BIDV tổng thu nhập lãi (biểu thị doanh thu mảng tín dụng) lên đến trên 100.000 tỷ đồng nhưng sau khi trừ đi chi phí lãi (biểu thị giá vốn huy động), thu nhập lãi thuần chỉ còn gần 36.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, cùng năm, VietinBank dù chỉ ghi nhận 82.742 tỷ đồng thu nhập lãi nhưng thu nhập lãi thuần không thua BIDV là bao, đạt gần 33.200 tỷ đồng.
Với Vietcombank, chỉ với 67.724 tỷ đồng thu nhập lãi, thu nhập lãi thuần đem về đã ở mức tương tự BIDV và VietinBank, đạt gần 34.600 tỷ đồng trong năm 2019.
Thực trạng này hàm ý rằng chi phí huy động vốn của BIDV cao hơn so với VietinBank và Vietcombank hoặc/và biên lợi nhuận mảng tín dụng của BIDV thấp hơn đáng kể so với VietinBank và Vietcombank.
Cả hai nguyên nhân này đều chịu ảnh hưởng lớn từ quy mô tài sản.
Quy mô tài sản càng lớn, càng áp lực trong việc huy động vốn trong bối cảnh vẫn phải cố gắng giữ tăng trưởng doanh thu ở mức cao nhất định để tạo đà tăng trưởng lợi nhuận. Cân bằng các yếu tố này không dễ. Trên thực tế, năm 2019, thu nhập lãi thuần của BIDV chỉ tăng vỏn vẹn 3%.
Áp lực về chi phí huy động năm 2020 sẽ bớt đi phần nào đối với BIDV khi ngân hàng này đã nhận được khoản tiền lên đến trên 20.000 tỷ đồng từ thương vụ bán vốn cho KEB Hana Bank, tuy nhiên dần dần áp lực cân đối thu - chi sẽ lại dồn về bởi yếu tố chi phối cốt lõi là vấn đề quy mô.
Thêm vào đó, các ngân hàng đang đổ xô cho vay các phân khúc có biên lợi nhuận cao, tỷ lệ nợ xấu thấp giả tạo do thời gian cho vay dài (nhất là cho vay mua nhà) nên việc gia tăng biên lợi nhuận đối với mảng tín dụng cũng là bài toán không dễ với BIDV, nhất là khi quy mô quá lớn thì tốc độ cải thiện biên lợi nhuận càng chậm.
Nhìn chung, tái cơ cấu tài sản vẫn sẽ phải là hướng đi trọng tâm của BIDV trong các năm tới để nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Điểm thuận lợi là ngân hàng này đã bắt đầu nhận được sự hậu thuẫn về mặt quản trị và chiến lược từ đối tác Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để tái cơ cấu tài sản, có thể BIDV sẽ phải chấp nhận hy sinh nhất định về thị phần cho vay bởi áp lực giữ thị phần, nghĩa là giữ tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức tương đương bình quân ngành, sẽ buộc ngân hàng này phải tiếp tục ưu tiên tăng trưởng theo chiều rộng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.