Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong mùa đại hội cổ đông thường niên vừa qua, các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản đã trải lòng về giai đoạn đầy thách thức năm 2022 và những kế hoạch để vượt qua khó khăn trong giai đoạn tới. Cụ thể, tại đại hội cổ đông thường niên 2023 của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG), Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan chia sẻ với nhà đầu tư về việc công ty sẽ phải “cân não” lo dòng tiền nghìn tỷ để trả nợ đối tác trong năm nay. Để xử lý khoản nợ này, công ty dự kiến sẽ bán dự án thủy điện ở Gia Lai. Giá bán đến nay chưa được tiết lộ. “May còn có thủy điện để bán, chứ vốn chôn hết vào bất động sản thì giờ làm sao có tiền trả nợ”, bà Loan nói.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR), ông Nguyễn Văn Đạt tâm sự tại đại hội cổ đông rằng trong thời điểm khó khăn cực độ, giá cổ phiếu chỉ còn 13.000 đồng/cổ phiếu, ban lãnh đạo công ty đánh giá, nếu phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lúc này, sẽ không có nhiều người mua. Thời điểm đó ngân hàng cũng không cho vay bất động sản. “Tôi đã mang nhiều tài sản gia đình và cá nhân bán hoặc thế chấp để đóng góp, hỗ trợ cho công ty. Thậm chí một tài sản trị giá 3.000 tỷ đồng cũng chấp nhận bán giá 2.000 tỷ đồng để có được dòng tiền”, ông Đạt nói.
Trải lòng với cổ đông sau những biến động gần đây, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL), cho biết 2022 là một năm đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam. Cơn lốc xoáy vừa qua đã để lại những tổn thất nặng nề và những bài học quý giá đối với ông, cũng như đối với tất cả thành viên của tập đoàn. “Không có tiền hoạt động, tiền vốn và tiền bán hàng bị ngân hàng siết chặt, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự mất mát, mọi khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông”, ông nói thêm.
Người đứng đầu Tập đoàn Novaland đồng thời gửi lời xin lỗi đến toàn thể khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp, nhân viên bị nghỉ việc và tất cả các bên hữu quan đã bị ảnh hưởng do sự cố của tập đoàn, đồng thời khẳng định công ty hoàn toàn tự tin sẽ lấy lại được nhịp độ phát triển và sẽ không phụ lòng tin của mọi người.
Tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG), lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ 2022 là một năm đầy thử thách, khó khăn hơn cả giai đoạn 2008-2012 trước đây. Đặc biệt ở 6 tháng cuối năm, những thông tin tiêu cực tác động đến thị trường, giảm niềm tin ở góc độ người mua nhà nên tình hình bán hàng gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản 2023 được dự đoán là một bức tranh không có nhiều gam màu sáng trong 6 tháng đầu năm. Tuy tình hình chung của thị trường chưa thật sự hoàn toàn thuận lợi, doanh nghiệp khẳng định không thể ngồi chờ một cách thụ động và mong ước những sự thay đổi từ bên ngoài.
Để vượt qua “vòng xoáy khó khăn”, CenLand thậm chí lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh mới hoàn toàn, đó là phát triển và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường cao cấp. Trái ngược với thị trường lao động trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thị trường quốc tế, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển châu Âu, Úc… lại đang rất khát nguồn nhân sự chất lượng cao. Lãnh đạo CenLand đánh giá đây là thời điểm “vàng” để nhân sự Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường lao động toàn cầu. Đặt mục tiêu đưa 1.000 - 2.000 nhân sự chất lượng cao tiếp cận kiến thức và làm việc tại thị trường CHLB Đức trong năm học 2023 - 2024, con số này sẽ tăng 5 - 10 lần trong những năm tiếp theo, CenLand kỳ vọng đây sẽ là nền tảng để tiếp tục mở rộng sang thị trường Úc, Mỹ, Canada, New Zealand trong thời gian tới.
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết năm 2023 là năm đầy khó khăn của các doanh nghiệp địa ốc nên họ đối mặt với lựa chọn bán dự án, bán tài sản, bán doanh nghiệp từng phần để tái cơ cấu nợ và bộ máy. Thị trường chứng kiến các trường hợp chủ dự án do bị lâm vào bước đường cùng nên chấp nhận bán lỗ sâu. Các đơn vị này không thể tiếp tục gồng gánh chi phí, sa lầy trong số lãi ngày càng tăng, đối mặt với nguy cơ “chết chìm trên đống tài sản”. Một vị tổng giám đốc doanh nghiệp tiết lộ thời gian qua, một tập đoàn bất động sản lớn ở Hà Nội có niêm yết trên sàn chứng khoán phải bán hết tài sản từ bé đến lớn và “thay máu” toàn bộ dàn lãnh đạo.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, phân tích thị trường bất động sản phát triển liên tục từ năm 2014 cho đến nay, các doanh nghiệp cũng tích lũy một lượng tài sản khá lớn nhưng tính thanh khoản hiện nay rất thấp nên khi xảy ra khủng hoảng, việc đi tìm dòng tiền với doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Các doanh nghiệp phải tự chủ động tìm nhiều phương án để tiết giảm chi phí, trong đó việc bán bớt tài sản với giá rẻ là rất cần thiết để bắt đầu trở lại thị trường.
Ông Quang nhận định hiện các doanh nghiệp đã nhìn thấy tín hiệu tích cực của thị trường. Tín hiệu này tới từ những chính sách tài khóa, tiền tệ được Chính phủ đưa ra trong thời gian qua như cởi trói về tính pháp lý của các dự án, room tín dụng bắt đầu quay trở lại, lãi suất đang tiệm cận với lãi suất trước khi dịch Covid-19.
Tuy nhiên, vấn đề bây giờ là tâm lý thị trường, khoảng 80% nhà đầu tư đang chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa. Nói về cơ hội trong khủng hoảng, ông nhấn mạnh đối với các doanh nghiệp thì đây là cơ hội rất lớn, là thời điểm thâu tóm các dự án với giá rẻ nhất. Còn với nhà đầu tư cá nhân, đây là cơ hội quay lại thị trường, song cơ hội này không dành cho đám đông mà chỉ một số ít khoảng 10-15% nhà đầu tư biết nắm bắt.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM Lê Hoàng Châu bày tỏ: “Tôi có niềm tin với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cuối năm nay, các luật cơ bản gồm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… sẽ thông qua có tính đồng bộ hơn, thống nhất hơn, giúp tháo gỡ khó khăn lớn nhất về pháp lý. Tuy nhiên, trong thời gian chờ, tôi mong Chính phủ có thể ban hành một số nghị định xử lý tình huống. Bởi hiện nay trước khó khăn của nền kinh tế, vấn đề cùng nhau vượt qua là quan trọng nhất. Rất cần sự đồng hành của các bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, người dân… nhằm tìm điểm cân bằng, hài hoà lợi ích giữa bên liên quan”.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.