'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM, năm 2022, những khó khăn liên quan thị trường chứng khoán, hạn mức (room) tín dụng… khiến các doanh nghiệp sản xuất chịu chi phí đầu vào tăng cao, từ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, vật tư, phí vận chuyển đến tiền lương cho người lao động đã điều chỉnh theo chính sách tăng lương tối thiểu vùng.
Chưa kể, doanh nghiệp sau dịch thiếu lao động, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại khiến phát sinh chi phí. Năng suất lao động sau thời gian đại dịch giảm, cấu thành giá thành sản phẩm bị tăng. Đối với những doanh nghiệp bị phụ thuộc nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị ở thị trường bên ngoài thì tỷ giá tăng đã ảnh hưởng lớn… Tất cả khiến doanh nghiệp đối diện nhiều khó khăn.
Có thể thấy doanh nghiệp đói vốn, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỏa tốc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn cần có độ trễ, doanh nghiệp mong muốn từ chỉ đạo này, các ngân hàng thương mại sớm nới room tín dụng để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel đặt câu hỏi NHNN thiết kế chính sách cho doanh nghiệp trước và sau dịch khác nhau thế nào? Có khác biệt gì không? "Chúng tôi mong Chính phủ chỉ ra sự khác biệt đó bởi không chỉ ra được thì ngân hàng không dám làm gì hết", ông Kỳ nói.
Ông Kỳ cho rằng chính sách phải đi trước nhưng thực tế lại đang đi sau, vừa đi vừa mò thì doanh nghiệp rất khổ. "Chúng ta nên bình tĩnh đánh giá lại. Trong vòng 3 tuần hoặc 7 tuần (kéo dài đến hết tháng 1/2023) tiêu thụ hết gần 400.000 tỷ đồng vốn tín dụng là vô phương", vị doanh nhân nhận định.
Theo Chủ tịch Vietravel, cần thiết kế chính sách đi trước và phải nhanh để các định chế, trong đó có tài chính và ngân hàng, đi theo. Sau dịch, cơ thể ốm yếu cần oxy, tài chính là oxy mà chia nhau thế này thì doanh nghiệp không thể khoẻ được. Chính phủ có chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho 1 số đối tượng doanh nghiệp nhưng du lịch lại không được đưa vào diện ưu đãi. Tương tự, ngành hàng không cũng đang thiếu vốn trầm trọng nhưng chính sách thiết kế cho 2 ngành này gần như không có.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, cũng chia sẻ, bất động sản là một ngành kinh tế tổng hợp và trụ cột của nền kinh tế, đóng góp rất nhiều. Có mặt tốt và chưa tốt, mặt chưa tốt thì cần uốn nắn. Còn giờ tất cả đều khó.
TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, dẫn chứng hình tượng, một đám ruộng khô, thiếu nước, tức là đang thiếu tiền nhưng thật sự có một hồ chứa nước rất lớn bên cạnh là tiền, trong khi kênh dẫn nước từ hồ chảy vào ruộng thì đang bị nghẽn. Do đó, nước không thiếu nhưng ruộng vẫn cứ khô.
Theo chuyên gia, cần có biện pháp chung tổng thể để phối hợp cả chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, phải xem trái phiếu là kênh rất quan trọng để nguồn vốn trung hạn cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm đi gánh nặng vốn trung hạn cho các ngân hàng thương mại. Những giải pháp đồng bộ như vậy cần tiến hành nhanh chóng, dần dần, "nước trên hồ sẽ chảy được xuống ruộng".
Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm từ 35-40% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng doanh nghiệp bất động sản (BĐS) càng khó phát hành hơn. Với doanh nghiệp bất động sản, qua rà soát, khó khăn lớn nhất là pháp lý. TP. HCM có gần 1.000 dự án và Hà Nội khoảng 400 dự án, và cả nước có khoảng khoảng 239 dự án condotel, officetel đang bị vướng, với tổng giá trị khoảng 30 tỷ USD.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) góp ý, Luật Chứng khoán quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp là nhà đầu tư mua trái phiếu, chứng khoán trên 30 triệu đồng là không phù hợp mà phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm về thị trường chứng khoán. Do quan niệm sai lầm như vậy nên nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả vẫn phát hành trái phiếu ra công chúng mà thiếu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Vì vậy, theo ông, nên bỏ khái niệm nhà đầu tư chuyên nghiệp. Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì phải có những tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín, có tiềm lực tài chính.
Theo TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, vấn đề lớn nhất hiện nay là phối hợp đồng bộ các chính sách; cần chính sách chung và lựa chọn nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua tăng tín dụng cho nền kinh tế hoặc lãi suất cho vay không quá cao. Nhưng khi nới lỏng tiền tệ thì phải đối phó với nguy cơ lạm phát.
Về thị trường trái phiếu, vốn tín dụng, cần đánh giá thực chất vấn đề của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và mấu chốt là niềm tin đối với các thị trường này đang suy giảm. Do đó, cần phân tích đúng nguyên nhân đi xuống, gây mất niềm tin thì mới tìm ra giải pháp phục hồi và củng cố niềm tin, từ đó mới có thể tháo gỡ khó khăn đồng bộ.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc chi nhánh NHNN TP. HCM, chia sẻ NHNN chi nhánh TP. HCM có riêng một chương trình về bình ổn đối với các doanh nghiệp với lãi suất cho vay tương đối thấp. Hiện có 31 doanh nghiệp bình ổn và đang duy trì dư nợ. Chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp, tổng gói kết nối ngân hàng và doanh nghiệp khoảng 443.000 tỷ đồng, gắn liền với chính sách như năm 2021-2022 là cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ… Và đến nay, đã giải ngân được khoảng 93% trong tổng số cam kết ở trên, hết năm có thể vượt số đăng ký 443.000 tỷ đồng. Trong năm 2023, chương trình này sẽ tiếp tục thực hiện để tháo gỡ khó khăn về vốn và đặc biệt, gắn với Nghị định 31 và Nghị quyết 11 của Chính phủ và Thông tư của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất 2%. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.