Nữ thị trưởng quyền lực của Tokyo: 'Căn hộ 30m2, không chồng và rất yêu chó'

An Lan - 10/03/2017 16:28 (GMT+7)

(VNF) - Bà Yuriko Koike, nữ thị trưởng đầu tiên của Tokyo là một nhân vật đặc biệt của chính trường Nhật Bản. Giới quan sát nhận định bà có thể là Thủ tướng tiếp theo của quốc gia này.

Tháng 10/2016, Thomas Bach - Chủ tịch ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đến Tokyo bàn bạc một số vấn đề liên quan đến chi phí tổ chức Olympic 2020. Phía IOC có nhiều cách để gây áp lực lên Nhật Bản. Nhưng ông Bach đã không gây ra bất cứ áp lực nào trước Nhật Bản, chính xác hơn là trước bà Yuriko Koike – thị trưởng Tokyo.

Bà Koike, người vừa mới nhậm chức hồi tháng 8/2016, đã ra lệnh xem xét lại toàn bộ chi phí của việc tổ chức thế vận hội khi chi phí này tăng lên 29 tỷ USD, gấp bốn lần dự phóng ban đầu. Buổi họp được bà Koike tổ chức với toàn bộ diễn biến đều có sự tham gia của giới truyền thông báo chí và tất cả đều được truyền hình trực tiếp.

Chủ tịch IOC Thomas Bach và bà Koike tại Tokyo năm ngoái.

Trong bầu không khí căng thẳng, lo lắng đến từ hai người tham gia đàm phán và cả từ phía người xem, ông Bach đã phải thừa nhận rằng ông nhìn thấy cần cắt giảm chi phí tổ chức thế vận hội xuống 26,4 tỷ USD. Người phụ nữ ngồi trước mặt ông vẫn rất bình tĩnh, điềm đạm nhưng có thể sẵn sàng tấn công người đối diện bất cứ lúc nào.

Bông hồng thép của chính trường Nhật Bản

Bà Yuriko Koike đã đi vào lịch sử chính trường Nhật Bản khi chiến thắng một cách tuyệt đối để trở thành vị thị trưởng mới của Tokyo. Bà đã vượt qua cả ông Hiroya Masuda và ông Shuntaro Torigoe khi dành được 2,9 triệu phiếu bầu, tương đương 59,73%. Đây cũng không phải lần đầu tiên bà Yuriko lập nên một thành tích mới đi vào lịch sử: bà từng là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là người phụ nữ đầu tiên từng tranh cử vào vị trí lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ.

Không nhận được sự ủng hộ của đảng và đặc biệt là ông Abe. Cuộc đời sự nghiệp của bà dường như đã chấm dứt. Nhưng bà đã đặt cược tất cả vào cuộc bầu cử thống đốc Tokyo. Bà rời khỏi đảng và tranh cử với tư cách độc lập. Cuối cùng, bà đã giành được một chiến thắng vang dội. 

Không nhận được sự ủng hộ của đảng và đặc biệt là ông Abe, bà Koike rời khỏi đảng và tranh cử với tư cách độc lập, cuối cùng đã giành được một chiến thắng vang dội.

Bà Koike lớn lên tại một khu thượng lưu của thành phố cảng Kobe. Cuối thời Meiji, người ông nội thương phú của bà đã lập nên một công ty tài chính tại thành phố Seattle, Mỹ. Cha của bà, ông Yujiro cũng điều hành một công ty tài chính liên quan tới dầu mỏ và thường xuyên phải di chuyển tới các nước Ả Rập để đàm phán. Từ thuở nhỏ, bà đã gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người nước ngoài, làm quen với những phong tục và truyền thống của họ.

Từ bỏ ngành xã hội học của đại học Kwansei Gakuin ở phía Tây Nhật Bản vào năm 1971, bà đã đăng ký theo học tại trường đại học American University tại Cairo, Ai Câp, nơi bà trau dồi tiếng Ả Rập và kiến thức về xã hội Trung Đông. Quyết định này chịu nhiều ảnh hưởng từ cha của bà, khi chính ông là người đã nói rằng "Nhật Bản chỉ có thể tồn tại với sự giúp đỡ về năng lượng từ các nước Ả Rập. Năm 1976, bà trở thành người Nhật thứ 2 từng tốt nghiệp tại đại học này, khoa xã hội học.

Bà Koike từng làm việc như một phiên dịch viên sau khi trở về Nhật Bản từ Ai Cập. Năm 1978, bà đã phỏng vấn Muammar Gaddafi, người bị trục xuất khỏi Libya cũng như phỏng vấn cựu Chủ tịch của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat trong một chương trình đặc biệt của kênh Nippon TV.

Với năng lực dịch thuật của mình, bà đã trở thành một thực tập sinh của chương trình talk show nổi tiếng được dẫn bởi nhà phê bình chính trị Kenichi Takemura trên kênh truyền hình Nippon TV. Không giống với các thực tập sinh khác, bà luôn luôn đưa ra ý kiến của riêng mình, đôi khi còn thẳng thắn phản đối cái nhìn của ông Takemura. Chính sự khác biệt đó đã giúp bà trở thành một người dẫn chương trình của đài từ năm 1985 tới năm 1992, bao gồm cả những chương trình nóng như bản tin thị trường chứng khoán hay thậm chí những chương trình nổi tiếng như bản tin tài chính hàng ngày World Business Satellite.

Người phụ nữ quyền lực giản dị

"Đừng ỷ lại vào hiện tại, hãy tìm kiếm những điều mới mẻ, thay đổi nó và cải cách thường xuyên, đó là cách tư duy bảo thủ của tôi. Thay đổi để giữ gìn", bà chia sẻ tại căn hộ nhỏ của mình thuộc quận Nerima, Tokyo.  Bà cho rằng chính trị Tokyo, vẫn còn bị mắc kẹt ở thế kỷ 19 và chưa được cải cách toàn diện. "Điều đó lý giải tại sao mục tiêu của tôi lại là Đại cải cách Tokyo".

Ngồi trên một chiếc ghế sofa trong một căn nhà nhỏ, bà Koike năm nay đã 64 tuổi trả lời dõng dạc trong tư thế lưng luôn giữ thẳng, đôi mắt mở to cùng với âm điệu trầm bổng như đài phát thanh truyền hình. Bà Koike được công chúng biết đến lần đầu tiên với tư cách là người dẫn chương trình kinh tế World Business Satellite thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu bùng nổ.

Phòng khách giản dị của bà Koike.

Mặc dù là người phụ nữ quyền lực nhất Nhật Bản, đến thăm nhà của Thị trưởng Tokyo, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi đó là một tầng nhỏ chỉ vỏn vẹn 30m2. Không gian sống của bà không màu mè, mà rất đời thường.

"Tôi từng sống ở đây với mẹ tôi, nhưng bà đã qua đời. Sống một mình thì rất nguy hiểm nên hiện nay tôi sống với em cậu và mấy đứa nhỏ", bà chia sẻ. Bà sống ở tầng trên còn gia đình người em họ sống ở tầng dưới. Đây là một kiểu gia đình phổ biến ở Nhật Bản. "Nghe tiếng lũ trẻ khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc", bà nói.

Bà Koike rất yêu thích một chú chó tên là So Chan. Khi có người hỏi tuổi của chú chó, bà nói hơi bất lịch sự khi hỏi tuổi một cô gái thì phải. 

Bà Koike rất yêu thích một chú chó tên là So Chan.

Bà Yuriko Koike từng lấy chồng năm 21 tuổi khi còn đang theo học tại Cairo nhưng cuộc tình này chấm dứt sau đó chẳng bao lâu. Là một "fan" hâm mộ của bà Hillary Clinton, nguyên Ngoại trưởng Hoà kỳ, bà Koike còn hâm mộ người đàn bà thép Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng Anh.

Bà Koike được lịch sử Nhật Bản gọi tên là một trong những nữ chính trị gia quyền lực nhất. Hơn thế, đây còn là dấu hiệu cho thấy giới hạn của quyền lực mà ông Abe đang nắm. Có thể một ngày nào đó bà sẽ tiếp tục việc ra tranh chiếc ghế Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và khát khao trở thành thủ tướng (mà bà đã từng thất bại năm 2008).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.