Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Theo số liệu trên báo cáo tài chính 2023 vừa được công bố, nhiều doanh nghiệp đầu ngành sở hữu khối tài sản tỷ USD có lượng tiền mặt và tiền gửi lớn.
Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS - mã: GAS) sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi lớn nhất lên tới 40.752 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,7 tỷ USD. Con số này chiếm 46% tổng tài sản của GAS và tăng hơn 6.000 tỷ đồng trong một năm. Khoản tiền gửi ngân hàng đã đem về cho công ty 2.025 tỷ đồng lãi, tăng 67% so với năm trước, tính trung bình mỗi ngày 5,5 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác cũng thuộc "họ dầu khí" có lượng tiền khổng lồ là Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR). Tại ngày 31/12/2023, công ty này có 38.122 tỷ đồng tiền và tiền gửi, tăng hơn 13.000 tỷ đồng so với đầu năm. Lãi từ tiền gửi ngân hàng trong năm qua hơn 1.599 tỷ đồng, tăng 76% so với năm trước.
Hai ông lớn gắn liền với tên tuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng là Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) và Vingroup (mã chứng khoán: VIC) cũng có lượng tiền lớn. Ở Vinhomes, vào cuối năm 2023, công ty có gần 18.000 tỷ đồng tiền và tiền gửi, tăng 822 tỷ đồng so với đầu năm. Còn Vingroup có 34.960 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) của tỷ phú Trần Đình Long cũng lộ diện khoản tiền "không phải dạng vừa". Cuối năm 2023, công ty thép có 34.429 tỷ đồng tiền và tiền gửi, tương đương đầu năm. Trong đó, công ty chỉ giữ 9 tỷ đồng tiền mặt, còn lại là tiền gửi ngân hàng.
Ông lớn ngành công nghệ - Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) cũng có 24.383 tỷ đồng tiền và tiền gửi, tăng gần 4.900 tỷ đồng trong một năm. Lãi tiền gửi ghi nhận trong năm hơn 1.648 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,5 tỷ đồng/ngày.
Với ngành bán lẻ, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) cũng có tới 24.303 tỷ đồng tiền và tiền gửi, tăng gần 9.200 tỷ đồng trong một năm. Số tiền này đem lại lãi 1.828 tỷ đồng, bổ sung lớn vào doanh thu tài chính của tập đoàn.
Một số doanh nghiệp khác cũng có hàng nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng. Công ty cổ phần Long Hậu (mã chứng khoán: LHG), với nguồn thu từ cho thuê đất làm khu công nghiệp, nhà xưởng, có 1.190 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng.
Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (mã chứng khoán: MCM) có 1.497 tỷ đồng tiền và tiền gửi, mang về khoản lãi tiền gửi hơn 155 tỷ đồng, đóng góp vào thu nhập của công ty. Ngược lại, doanh nghiệp nhiều năm không vay nợ ngân hàng.
Ông lớn ngành xây dựng - Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) - có khoản tiền gửi ngân hàng lớn tại ngày 31/12/2023. Tổng tiền gửi khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng trong nửa năm.
Hay Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) - "vua" xuất khẩu cá tra và basa vùng Đồng bằng sông Cửu Long - cũng có gần 1.930 tỷ đồng gửi ngân hàng, chưa kể hàng trăm tỷ đồng tiền mặt.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.