Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu trước báo giới ngày 13/11, Tổng thống Mỹ cho rằng Hiệp định Đối tác tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho phép dỡ bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập bộ tiêu chuẩn thương mại chung cho 12 quốc gia, đại diện cho 40% GDP toàn cầu, có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế Mỹ cũng như an ninh quốc gia này.
Theo lộ trình, sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước theo quy định của pháp luật nước mình sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết (dao động từ 60 – 90 ngày). Sau khoảng thời gian trên, các nước TPP thành viên sẽ ký kết chính thức.
Sáng 5/11 (theo giờ Washington, Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã chính thức công bố toàn văn bản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, Quốc hội Mỹ sẽ có 90 ngày để xem xét và phê chuẩn thỏa thuận trước khi thỏa thuận được ký kết. Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp Mỹ tỏ ra khá hờ hững đối với thỏa thuận này. Hiện TPP đang gặp sự phản đối của các nghị sĩ Đảng Dân chủ, tuy nhiên, TPP đang được Đảng Cộng hòa ủng hộ.
Tổng thống Mỹ hy vọng các nghị sĩ hai viện sẽ đưa ra quyết định trong phiên họp mới của Quốc hội sau kỳ ghỉ Giáng sinh. Barack Obama bày tỏ sự tin tưởng đối với khả năng hợp tác giữa hai đảng trong Quốc hội, để TPP chính thức được ký kết.
Lời hối thúc của ông Obama được đưa ra sau cuộc cuộc hội kiến tại Nhà Trắng với nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn thuộc cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa gồm các cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Madeline Albright, James Baker, các cựu Bộ trưởng Quốc phòng Colin Powell, Bill Cohen, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân, Đô đốc Mike Mullen, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Brent Scowcroft, nhằm tìm tiếng nói đồng thuận trong việc thúc đẩy thông qua TPP.
Tại cuộc họp, các chính khách nhất trí quan điểm rằng nếu TPP không được phê chuẩn thì nó sẽ tạo ra một "khoảng trống" mà Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác sẽ nhanh chóng lấp đầy. "Họ sẽ đặt ra luật lệ và các luật lệ này sẽ không phải là lợi thế của chúng ta", ông Obama nói.
Tuy nhiên, Cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton đã vắng mặt trong buổi gặp này. Bà Hilary có lập trường phản đối TPP cùng quan điểm với một số ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 khác như tỷ phú Donald Trump.
Ngày 14/11, ông Obama sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 9 ngày tới khu vực châu Á, bao gồm việc tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila, Philippines vào ngày 18-19/11 tới đây. Đây sẽ là lần gặp đầu tiên giữa 12 nhà lãnh đạo các quốc gia TPP kể từ sau khi Hiệp định được thông qua.
Theo các chuyên gia kinh tế, rủi ro lớn nhất cho TPP hiện nay là việc Quốc hội Mỹ có thể không phê chuẩn Hiệp định. Các điều khoản cuối cùng của TPP quy định nếu một hay nhiều nước tham gia ký kết không phê chuẩn thì Hiệp định vẫn có hiệu lực nếu nó được phê chuẩn bởi ít nhất 6 thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP của 12 nước vào năm 2013 (theo số liệu chính thức của IMF), trong khi đó Hoa Kỳ chiếm tới 60% tổng GDP của 12 nước TPP năm 2013. Do đó, nếu Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn thì TPP khó có thể đi đến ký kết như kỳ vọng.
Hiện nay, quá trình phê chuẩn TPP tại cơ quan lập pháp Mỹ được cho là sẽ gặp không ít trở ngại.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.