Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giáo sư, Tiến sỹ Terry Buss, cựu Giám đốc chương trình nghiên cứu quốc tế, an ninh và quốc phòng của Học viện Hành chính Quốc gia Hoa Kỳ bình luận trong một bài viết trên Viettimes về kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra tại Hà Nội.
Chiều 28/2 theo giờ Hà Nội, hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc sớm hơn dự kiến và không có tuyên bố chung nào được đưa ra.
Kết quả có thể không đúng như kỳ vọng của công chúng nhưng lại nằm trong kịch bản mà giới quan sát chính trị trong nước và thế giới dự báo.
Theo giáo sư Terry Buss: "Rất khó để ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân cho dù có sự bảo đảm từ Mỹ, phương Tây hay thậm chí là Trung Quốc".
Nói về việc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được tổ chức ở Hà Nội, Tiến sỹ Terry Buss cho rằng: "Cả Mỹ và có thể là nhà lãnh đạo Kim Jong Un đều hứng thú với Việt Nam bởi những thành công trong cải cách kinh tế của Hà Nội mang tính biểu tượng cao”.
Theo ông Terry Buss: “Cả Trump và các đời tổng thống Hoa Kỳ trước đó, như Obama, Bush con và Bill Clinton đều ủng hộ mối quan hệ với Việt Nam. Kim Jong-Un có thể sẽ muốn đất nước mình, vốn chia sẻ nhiều điểm tương đồng với một Việt Nam trong quá khứ, đạt được những thành tựu tương tự”.
Tuy nhiên: “Ông Kim có lẽ sẽ không tìm cách đi theo con đường này của Việt Nam. Bởi Kim Jong-Un và giới lãnh đạo Triều Tiên luôn luôn khẳng định rằng CHDCND Triều Tiên là một cường quốc và không việc gì phải học hỏi từ ai cả”, giáo sư Terry Buss nhận định.
Ông cũng khẳng định: “Kim sẽ vẫn muốn bảo vệ bức màn thần bí đang bao phủ Triều Tiên”.
Giáo sư Terry Buss phân tích: “Kể từ sau chiến tranh Triều Tiên những năm 50 của thế kỷ trước, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn duy trì quan điểm nhất quán coi vấn đề an ninh và sự tồn vong của chế độ có ý nghĩa hơn hết thảy”.
“Vũ khí hạt nhân, được phát triển từ thập kỷ 80 đến nay, là minh chứng rõ ràng nhất cho đường lối này. Ít ai có thể tưởng tượng Kim Jong-Un sẽ chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân cho dù có nhận được sự bảo đảm từ Mỹ, phương Tây hay thậm chí là Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, giáo sư Terry Buss cho rằng: “Kim không bao giờ quên bài học của những nhà lãnh đạo khác như Mohamad Gaddafi khi tự nguyện từ bỏ vũ khí chỉ để thấy Mỹ dội bom và lật đổ chế độ của mình. Hay như Saddam Hussein ở Iraq, bị buộc phải từ bỏ việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng cuối cùng bị Mỹ và đồng minh lật đổ, đưa tới giá treo cổ”.
Mặc dù trở về nước và không đạt được thoả thuận nào sau cuộc gặp với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn giành được nhiều lời ca ngợi từ các nghị sĩ thuộc cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà.
Trả lời phóng viên báo chí, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã bày tỏ sự vui mừng khi Tổng thống Trump không đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh: “Những gì mà chúng tôi muốn là phi hạt nhân hóa. Họ đã không đồng ý tại cuộc gặp đầu tiên. Họ cũng đã không đồng ý tại cuộc gặp thứ hai. Họ muốn dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt mà không phi hạt nhân hóa".
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Hill.TV, nghị sỹ Steve Chabot cho rằng việc Tổng thống Trump không đạt được một thỏa thuận nào với Triều Tiên có thể làm một số người ngạc nhiên, song ông đã làm đúng và điều này không có nghĩa sẽ không có bất cứ thỏa thuận nào trong tương lai.
Cùng quan điểm với nghị sỹ Chabot, Thượng nghị sỹ Angus King cũng khẳng định Tổng thống Trump đã đưa ra một quyết định đúng đắn khi ông đã không nhượng bộ Triều Tiên nhằm đạt được một thỏa thuận mà không có lợi cho Mỹ hay chỉ để giữ thể diện và gọi đó là thành công.
Hai Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa là Roy Blunt và Kevin Cramer cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump khi cho rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng mà không đảm bảo thay đổi lớn về tham vọng hạt nhân của Triều Tiên sẽ là một sai lầm, chính vì vậy, thà không có thỏa thuận còn hơn là đạt được một thỏa thuận tồi.
Theo ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thì kết quả của thượng đỉnh là “một trong những kịch bản mà giới quan sát Việt Nam và quốc tế đã tính đến trước khi Hội nghị này diễn ra”.
“Sự phức tạp của vấn đề giải giới vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên có liên quan đến nhiều bên, có tính lịch sử qua nhiều đời lãnh đạo, có tính chiến lược đối với sự tồn vong của quốc gia sở hữu và lợi ích an ninh của những bên có ảnh hưởng và chịu tác động khác…Sự phức tạp với nhiều nút thắt đó không thể giải quyết ngay được bằng một hai cuộc gặp cấp cao song phương”, ông Phạm Hồng Tiến nhận định.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Tiến dự đoán bầu không khí cởi mở, thiện chí mà Mỹ và Triều Tiên tạo dựng được trong hòa đàm lần này, sẽ là tiền đề cho những cuộc tiếp xúc kế tiếp.
“Hơn nữa, đây cũng là một thủ thuật thương thuyết khi cả hai bên đều cố gắng tối đa hóa yêu sách của mình, để thăm dò quyết tâm của nhau trước khi có những nhượng bộ mang tính đột phá để giải quyết vấn đề”, ông Tiến phân tích.
Ngày 1/3, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tiếp tục các cuộc thảo luận "xây dựng" về vấn đề phi hạt nhân hóa và cải thiện quan hệ Mỹ-Triều.
KCNA nêu rõ: "Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump đã bày tỏ tự tin rằng các mối quan hệ Triều-Mỹ có thể cải thiện vững chắc nếu hai bên phối hợp với nhau bằng trí tuệ và sự kiên nhẫn, mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại không thể tránh khỏi trước mắt".
Trước đó, trong cuộc họp báo tổ chức tại Khách sạn Melia, Hà Nội, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng Triều Tiên đã đề xuất dỡ bỏ nhà máy hạt nhân để đổi lấy việc được dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt, song phía Mỹ đã không sẵn sàng chấp nhận.
Theo Ngoại trưởng Ri Yong Ho, đây là một "đề xuất thực tế" và nếu Mỹ có đề nghị tái đàm phán trong tương lai thì đề xuất này cũng không thay đổi.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.