Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Gazprom hồi cuối tuần qua đã dẫn số liệu từ Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu cho biết tới ngày 17/2, ước tính các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm (UGS) ở Liên minh châu Âu (EU) đã dùng hết 95,3% lượng khí đốt dự trữ.
Lượng khí đốt sẵn sàng sử dụng trong các cơ sở lưu trữ của châu Âu giảm 21% (tương đương 8,3 tỷ m3) so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng, châu Âu đã tiêu thụ 44,8 tỷ m3 khí đốt trong mùa Đông.
Cũng theo Gazprom, trữ lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở Ukraine cũng ở mức tối thiểu, đã giảm xuống 10,6 tỷ m3, tức giảm 45% so với năm ngoái.
Một trong những quốc gia có công suất lưu trữ ngầm lớn nhất ở châu Âu là Đức cũng vừa thông báo trữ lượng khí đốt tại các cơ sở UGS của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài khi giá khí đốt đã tăng vọt trong những tháng gần đây do lượng dự trữ thấp và nhu cầu phục hồi sau đại dịch tăng cao. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là sản xuất điện gió, lại cho hiệu quả thấp.
Lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang châu Âu bắt đầu giảm từ giữa năm 2021 và giảm mạnh hơn từ đầu năm 2022 trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine ngày càng leo thang.
Trong những tháng qua, Nga đã bị cáo buộc thao túng dòng khí đốt để đẩy giá năng lượng lên cao, cố tình giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu để thúc đẩy việc phê duyệt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) cũng như sử dụng khí đốt làm “đòn bẩy” trong cuộc đàm phán với phương Tây về vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, Moscow cho tới nay vẫn luôn bác bỏ các cáo buộc này. Tập đoàn Gazprom khẳng định đang cung cấp khí đốt cho châu Âu theo đúng các điều khoản trong hợp đồng hiện có.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đang xem xét tất cả các lựa chọn và kịch bản, bao gồm việc hợp tác với các đối tác trong trường hợp Nga hạn chế hoặc đóng nguồn cung ứng khí đốt.
EU và Mỹ cũng đang phối hợp nhằm bảo đảm cung cấp khí đốt tự nhiên một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu, nhằm tránh cú sốc về nguồn cung xảy ra, trong đó có tác động từ tình hình Nga-Ukraine.
Xem thêm >> Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ thành lập thị trường carbon trong nước
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.