Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều ngày 17/5, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) đã không diễn ra như kế hoạch do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự theo quy định.
Cụ thể, tính đến 14h25, khán phòng của IDJ chỉ ghi nhận sự có mặt của 74 cổ đông (bao gồm cả cổ đông được uỷ quyền), đại diện cho 71,3 triệu cổ phần, tương đương 41,1% tổng số cổ phần có quyền dự họp của công ty, dưới ngưỡng 50% - mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Dự kiến, IDJ sẽ triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 2 vào ngày 28/5 sắp tới.
Cần biết, đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên. Trước đó, vào chiều ngày 15/5, ĐHĐCĐ thường niên của Công ty CP Chứng khoán APEC (HNX: APS) cũng diễn ra bất thành, do tỷ lệ cổ phần có quyền dự họp chỉ đạt 36,4%, thấp hơn so với quy định. Doanh nghiệp này dự kiến tổ chức lại ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 6/6 sắp tới.
Trong khi đó, pháp nhân còn lại trong hệ sinh thái Apec là Công ty CP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 13/5, thậm chí còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Đỗ Lăng - người được xem là 'linh hồn' của hệ sinh thái. Màn tái xuất bất ngờ của ông Lăng sau gần 1 năm nhận quyết định khởi tố đã 'thắp' những ngọn nến tím lên bảng điện của cả API, APS và IDJ. Tuần qua, cổ phiếu API ghi nhận 4/5 phiên tăng trần, còn APS và IDJ cùng có 3/5 phiên tăng trần.
Đáng nói, IDJ là mã cổ phiếu có thanh khoản cao nhất khi số lượng cổ phiếu 'sang tay' mỗi phiên lên tới hàng triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch cuối tuần, bất chấp việc ĐHĐCĐ thường niên không bị tổ chức và cổ phiếu vẫn đang bị duy trì diện cảnh báo, mã này vẫn tăng hết biên độ 8,62%, lên mức 6.300 đồng/cp với hơn 5,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. 'Cháy hàng', kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu IDJ vẫn còn dư mua hơn 1,5 triệu đơn vị.
Theo kế hoạch, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, IDJ dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 331 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng. HĐQT doanh nghiệp xác định, chiến lược kinh doanh trong năm 2024 vẫn tập trung vào thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản và du lịch khách sạn, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái của mình với việc phát triển thương hiệu khách sạn Mandala Hotel & Spa và hệ thống quản lý khách sạn Swiss Hospitality, dự án được phát triển song hành để tận dụng tối ưu những lợi thế của IDJ và bổ trợ cho lĩnh vực đầu tư bất động sản, du lịch khách sạn để tạo thành hệ sinh thái khép kín. IDJ cũng đặt mục tiêu tới năm 2030, doanh thu dịch vụ sẽ đóng góp khoảng 50% cơ cấu tổng doanh thu.
Bên cạnh đó, IDJ cũng đề xuất không chi trả cổ tức năm 2023. Được biết, trong năm vừa qua, doanh nghiệp mang về hơn 862 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% so với năm 2022. Phần lớn số tiền này đến từ việc ghi nhận bàn giao sản phẩm thuộc dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn, dự án Apec Mandala Wyndham Hải Dương, và Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm vừa qua giảm hơn 20%, xuống còn gần 142 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại đại hội sắp tới, IDJ sẽ trình cổ đông bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2024-2029. Nhân sự được đề cử vào HĐQT gồm có ông Nguyễn Mạnh Cường - Thạc sĩ xây dựng, ông Nguyễn Đức Quân - Cử nhân kinh tế, ông Ngô Thành Trung - Kỹ sư xây dựng, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Cử nhân kế toán kiểm toán.
Mặt khác, kết quả kinh doanh quý I/2024 có lẽ cũng sẽ là một tin vui với cổ đông của IDJ. Trái ngược với tình trạng của nhiều hệ sinh thái khác như FLC, Louis Holdings hay LDG,... hoặc ngay trong nhóm Apec là API và APS liên tục thua lỗ khi ban lãnh đạo rơi vào vòng lao lý thì IDJ lại vẽ cho mình một lối riêng khi báo lãi quý thứ 16 liên tiếp.
Kết thúc 3 tháng đầu năm, IDJ mang về 67,7 tỷ đồng doanh thu, giảm 73% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng, giảm khoảng một nửa so với năm trước và cũng rất mỏng so với một công ty bất động sản. Tuy nhiên, đây đã là kết quả tốt nhất trong hệ sinh thái Apec. Vắng 'thuyền trưởng' Nguyễn Đỗ Lăng, API nối dài đà thua lỗ khi tiếp tục ghi nhận lợi nhuận âm gần 12 tỷ đồng trong quý I, trong khi đó, dù đã dần phục hồi song APS chỉ lãi vỏn vẹn 8 tỷ đồng.
Vậy điều gì khiến IDJ khác so với “anh em” của mình? Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của IDJ, con số sau quý I/2024 là 4.683,9 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm 1.727,7 tỷ đồng (36,9%), chủ yếu liên quan đến dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né với 1.268,3 tỷ đồng. Ngoài ra, IDJ cũng đang triển khai các dự án khác như Apec Diamond Park Lạng Sơn, Mandala Grand Phú Yên và Apec Mandala Hotel & Suites Hải Dương.
Ngay cả khi ông Nguyễn Đỗ Lăng không còn lãnh đạo, IDJ vẫn hoạt động hiệu quả nhờ vào việc giữ một lượng lớn tiền đặt cọc từ khách hàng cho các dự án. Tổng tài sản của IDJ được hình thành từ 2.060,7 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong đó có 288,4 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, và 2.540,9 tỷ đồng nợ phải trả. Đáng lưu ý, phần lớn nợ phải trả này đến từ khoản tiền đặt cọc trước của khách hàng trị giá 1.905,9 tỷ đồng.
Nợ vay của IDJ chỉ là 108,8 tỷ đồng và nếu trừ đi số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nợ vay ròng của IDJ thực tế bằng 0. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của IDJ khá an toàn, khác biệt với nhiều doanh nghiệp bất động sản khác vốn phụ thuộc nhiều vào nợ vay và chịu áp lực lớn khi nguồn vốn gặp khó khăn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.