Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, ông Putin đã có buổi hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vào ngày 19/7.
Phát biểu trước báo giới ở Tehran, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm cho việc dòng khí đốt tự nhiên của Nga đến các khách hàng châu Âu ngày càng cạn kiệt.
Ông đồng thời cảnh báo lượng khí tự nhiên qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tới Đức sẽ giảm thêm, từ 60 triệu m3/ngày xuống còn 30 triệu m3/ngày, tức chỉ bằng 1/5 công suất trước đó nếu Nga không nhận được tuabin cho đường ống này.
Nhà lãnh đạo Nga đồng thời đề cập đến Dòng chảy phương Bắc 2, dự án hiện đang bị Đức dừng cấp phép, như một cách giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng.
“Chúng tôi vẫn còn một đường ống khác đang sẵn sàng, đó là Dòng chảy Phương Bắc 2. Nó có thể được đưa vào vận hành", ông Putin nhấn mạnh.
Dù vậy, Tổng thống Nga Putin cho biết đường ống này hiện đang hoạt động với một nửa công suất do phần còn lại được sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Trước đó, trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Putin đã đề nghị nhà lãnh đạo Đức cần "phải có hành động" với Dòng chảy phương Bắc 2 vì Nga sẽ không để dự án tiếp tục bị "đóng băng".
Ở động thái liên quan, hai nguồn thạo tin ngày 19/7 cho biết dòng khí đốt Nga cung cấp qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ được nối lại đúng lịch trình vào ngày 21/7, sau 10 ngày tạm dừng để bảo trì.
Việc nguồn cung khí đốt từ Nga giảm sút đã ảnh hưởng đến 12 quốc gia thành viên EU, khiến Đức phải nâng cảnh báo rủi ro khí đốt lên mức cao thứ hai vào tháng trước.
Theo tài liệu, tổng dòng chảy khí đốt từ Nga trong tháng 6/2022 thấp hơn 30% so với mức trung bình cùng kỳ trong giai đoạn từ 2016-2021.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, Gazprom đã thanh toán một nửa chi phí xây dựng đường ống, phần còn lại sẽ do các tập đoàn châu Âu thanh toán. Cuối tháng 12/2021, người đứng đầu Gazprom, ông Alexei Miller thông báo rằng đường ống đã hoàn toàn sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Đức đã đóng băng các thủ tục liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2 và đình chỉ chứng nhận đường ống này. |
Xem thêm >> ‘WB sẵn sàng đồng hành cũng Việt Nam trong phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.