Ông Putin: Nga không 'chống lưng' cho Tổng thống Maduro và can thiệp vào Venezuela

Thành Đạt - 28/06/2019 07:38 (GMT+7)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela hay bất kỳ nơi nào khác, đồng thời chỉ trích Washington tìm cách áp đặt lên các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh.

VNF
Tổng thống Putin (Ảnh: RT)

Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times ngày 26/6, Tổng thống Putin khẳng định Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nắm giữ quyền lực không phải nhờ “vũ khí Nga”. Ông Putin cho biết Nga vẫn có các thỏa thuận được ký với Venezuela từ nhiều năm trước và các cố vấn cũng như chuyên gia Nga đang có mặt tại quốc gia Nam Mỹ theo thỏa thuận đó.

Tổng thống Putin nói rằng Nga không đưa binh sĩ tới Venezuela và Moscow cũng không “chống lưng” cho Tổng thống Maduro như cáo buộc của Mỹ.

“Chúng tôi không can thiệp vào đâu cả. Đó không phải việc của chúng tôi. Vấn đề này nên được giải quyết bởi chính người Venezuela”, Tổng thống Putin nói.

Tổng thống Putin cũng chỉ ra điểm đối lập giữa lập trường của Nga tại Venezuela với các chiến dịch “thay đổi chính quyền” do Mỹ dẫn đầu tại Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm Libya và Iraq. Theo ông Putin, những chiến dịch này đã dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của các chính quyền và gia tăng chủ nghĩa khủng bố.

Ông Putin cũng chỉ trích Mỹ và các đồng minh thực hiện chính sách “ngoại giao pháo hạm” thời hiện đại, đồng thời muốn “làm suy yếu các nước Mỹ Latinh” bằng cách ủng hộ các nhà lãnh đạo do các thế lực bên ngoài nâng đỡ.

“Liệu chúng ta có muốn quay trở lại chính sách ngoại giao pháo hạm không? Chúng ta cần nó để làm gì?... Có cần thiết phải làm suy yếu các nước Mỹ Latinh nhiều như vậy trong thế giới hiện đại và áp đặt các mô hình chính quyền hoặc lãnh đạo từ bên ngoài hay không”, ông Putin đặt câu hỏi.

Theo Tổng thống Putin, Nga vẫn tin tưởng vào cách tiếp cận không can thiệp vào công việc chính trị của Venezuela. Ông Putin cho rằng tại Venezuela, cũng như những quốc gia khác, Nga chỉ chấp thuận các diễn biến chính trị nếu “chúng diễn ra phù hợp với các quy định nội bộ và luật pháp, hiến pháp của nước đó, cũng như phù hợp với ý chí của người dân nước đó”.

“Việc (Juan Guaido) xuất hiện tại một quảng trường và tự tuyên bố ông ta là tổng thống là được sao? Cả thế giới đều ủng hộ ông ta là tổng thống sau? Vậy chúng ta hãy làm điều tương tự tại Nhật Bản, Mỹ hay Đức. Chuyện gì sẽ xảy ra? Các bạn có hiểu rằng điều đó sẽ gây ra sự hỗn loạn trên toàn thế giới không?”, Tổng thống Putin nói, đề cập tới thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido, người tự xưng là tổng thống lâm thời hồi đầu năm.

“Các tổng thống tự phong và lãnh đạo đối lập đang ở đâu? Một vài người trong số họ đang ẩn náu trong các đại sứ quán nước ngoài, trong khi những người còn lại vẫn đang lẩn trốn. Chúng ta sẽ phải làm gì với thực tế này”, ông Putin nói.

Syria tự quyết định tương lai của mình

Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, Tổng thống Putin cho biết, quyết định của Nga khi triển khai một lực lượng viễn chinh để ủng hộ chính quyền Syria hồi tháng 9/2015 được đưa ra sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và phân tích các rủi ro cũng như thành tựu.

“Chúng tôi đã thành công trong việc duy trì nhà nước Syria và chúng tôi cũng đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng theo kiểu Libya tại đó”, ông Putin nói.

“Tôi đã quyết định rằng, tác động tích cực đối với Nga cũng như lợi ích của Liên bang Nga từ việc tham gia nhiệt tình vào các vấn đề của Syria lớn hơn nhiều so với việc không tham gia và chỉ quan sát một cách bị động các tổ chức khủng bố quốc tế ngày càng trở nên lớn mạnh hơn ở gần biên giới của chúng tôi”, ông Putin cho biết.

Khi được hỏi liệu ông có cam kết giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad nắm giữ quyền lực hay không, Tổng thống Putin cho biết chính người dân Syria sẽ tự quyết định tương lai của họ. Ông Putin nói rằng Nga “nhận thức rất rõ” về tình hình tại Syria, bao gồm các lý do nội bộ dẫn tới cuộc xung đột ở nước này. Tuy nhiên, đó là vấn đề mà tất cả mọi người đều phải cùng nhau giải quyết, chứ không riêng Tổng thống Assad.

“Khi chúng tôi thảo luận vấn đề này gần đây với chính quyền Mỹ tiền nhiệm, chúng tôi nói, giả sử ông Assad từ chức hôm nay, vậy điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Bạn không thể tưởng tượng câu trả lời buồn cười thế nào đâu. Họ nói, “Chúng tôi không biết”. Vậy khi bạn không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, tại sao bạn lại hành động bất cẩn hôm nay?”, ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn.

Theo nhà lãnh đạo Nga, Moscow muốn “xem xét mọi vấn đề một cách kỹ lưỡng từ mọi góc độ và sẽ không bao giờ vội vàng”.

“Chúng tôi đã hoàn thành kết quả thậm chí còn nhiều hơn tôi kỳ vọng”, ông Putin nói, đồng thời cho biết hàng nghìn phiến quân từ Liên Xô cũ gia nhập IS đã bị “xóa sổ” tại Syria, giúp cải thiện an ninh nội bộ của Nga và góp phần ổn định khu vực Trung Đông.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết Moscow đã thiết lập “các mối quan hệ rất tốt đẹp, giống như đối tác và liên minh” với các nước lớn trong khu vực như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xem thêm >> Ông Trump yêu cầu Ấn Độ rút lại đòn thuế quan trả đũa Mỹ

Theo Dân Trí/RT, Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.