'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, trong 2 ngày đầu diễn ra phiên tòa, dù mới chỉ làm thủ tục và công bố cáo trạng nhưng phiên tòa nhiều lần gián đoạn bởi cả hai bị cáo được chú ý nhất vụ án là ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) và ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Sacombank) cùng phải xin ra khỏi phòng xử để kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Lộc Việt cũng phải nhiều lần nhờ đến bộ phận y tế.
Theo tìm hiểu của VietnamFinace, với bị cáo Trầm Bê, luật sư của bị cáo này cho biết ông Trầm Bê bị bệnh tiểu đường, sức khỏe giảm sút nên không thể đứng lâu tại tòa. Luật sư đã gửi bệnh án đến HĐXX, đồng thời xin cho phép bị cáo này được ngồi khi sức khỏe không đảm bảo tại tòa.
Với bị cáo Phạm Công Danh, luật sư của ông này cũng cho biết ông đang bệnh tim và cao huyết áp đang chuyển biến xấu hơn, sức khỏe yếu và trí nhớ kém.
Đáng chú ý, một số "nhân tố quan trọng" khác của đại án lần này cũng cáo bệnh nặng, thậm chí là bệnh nan y. Chẳng hạn, bà Hứa Thị Phấn - nguyên cố vấn cấp cao HĐQT ngân hàng Đại Tín cũng có đơn xin không đến phiên tòa. Theo đơn, Hội đồng Giám định Y khoa đã giám định bà Phấn chỉ còn 7% sức khỏe nên không thể tham dự phiên tòa.
Đặc biệt, "mắt xích quan trọng" - ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT BIDV, cũng cáo bệnh vì bị ung thư gan. Theo chủ tọa phiên tòa, HĐXX đã nhận được đơn của ông Trần Bắc Hà, trong đơn, ông Hà cho biết sức khỏe yếu, bị bệnh ung thư nên không thể tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng và có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
"Tôi giữ nguyên lời khai với cơ quan điều tra trước đây", ông Hà viết trong đơn. Ngoài ông Hà, các nhân vật khác trong BIDV cũng có đơn xin vắng mặt do bị bệnh, trong đó có 2 phó Tổng Giám đốc.
Theo Luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM), trong trường hợp các bị cáo có tình trạng sức khỏe suy yếu dẫn đến ngất xỉu, không thể đứng hoặc ngồi để trả lời các câu hỏi khi tòa thẩm vấn, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì có khả năng phiên tòa chỉ bị tạm ngừng theo tại điểm b, khoản 1, Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
Quy định trên nêu rõ, do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng họ vẫn có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa.
Tuy nhiên, với trường hợp ông Trần Bắc Hà, các luật sư dự phiên tòa cũng cho biết, trong vụ án này thì ông Hà không chỉ có tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà còn là người làm chứng nên phải có mặt tại tòa.
"Trong trường hợp này thì ông Hà nên có mặt. Thậm chí, nếu thấy cần thiết thì tòa có thể cưỡng chế đến nhằm phục vụ quá trình thẩm vấn, làm rõ một số vấn đề theo quy định của pháp luật", luật sư Nguyễn Tri Đức nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.