Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 5/9 đã dẫn bài phỏng vấn ông Trần Thủy Biển của tờ Sankei (Nhật Bản). Đây là lần trả lời phỏng vấn báo chí đầu tiên của ông Trần sau 10 năm vắng bóng.
Theo ông Trần, giữa bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang leo thang căng thẳng, Đài Loan có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường quan hệ với Mỹ, tuy nhiên Đài Loan cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, người chỉ xem Đài Loan như một “con tốt thí mạng”.
Kể từ năm 1979, Mỹ đã cắt mọi quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chuyển sang công nhận chính phủ Trung Quốc. Mặc dù vậy, Washington vẫn duy trì quan hệ không chính thức và bán vũ khí cho hòn đảo này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi giữa tháng 3 đã thông qua Luật đi lại Đài Loan, khuyến khích Mỹ gửi quan chức cấp cao đến Đài Loan và ngược lại.
Đây được xem là bước đi chọc giận Trung Quốc, vốn đang căng thẳng với Mỹ về vấn đề thương mại khi ông Trump áp thuế nhập khẩu lên một số mặt hàng của Trung Quốc và đề nghị nước này giảm mất cân bằng thương mại với Mỹ.
Tới tháng 8, ông Trump đã kí Luật Ủy quyền Quốc phòng, cho phép trao đổi quan hệ quân sự Mỹ - Đài. Theo ông Trần, việc này cũng tạo điều kiện để Mỹ có thể bán nhiều vũ khí hơn cho Đài Bắc.
Bên cạnh đó, ông Trần còn chỉ trích chính quyền bà Thái Anh Văn vì đã giữ khoảng cách với chính phủ Nhật Bản thời Thủ tướng Shinzo Abe, người có thiện chí với Đài Loan nhiều hơn bất kỳ lãnh đạo Nhật nào khác.
Ông Trần còn chỉ trích chính quyền Mã Anh Cửu (một cựu lãnh đạo khác của Đài Loan), đã có chính sách đối ngoại quá nhu nhược trước Trung Quốc, vì Quốc dân đảng (ông Mã là thành viên) có quan điểm thân thiện với Bắc Kinh.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, ông Trần gợi ý chính quyền bà Thái Anh Văn nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, để ý kiến của người Đài Loan về vấn đề này được thế giới lắng nghe.
Ông Trần Thủy Biển là người đứng đầu Đài Loan từ năm 2000-2008, bị kết án 19 năm tù vì tội rửa tiền và ăn hối lộ, nhưng sau 5 năm thụ án tù, ông được trả tự do với lý do sức khỏe suy yếu.
Từ thời điểm bị bắt năm 2008, ông Trần Thuỷ Biển phủ nhận các cáo buộc, cho rằng vụ việc có động cơ chính trị, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận vì nền dân chủ của Đài Loan.
Vợ của ông Trần Thuỷ Biển, bà Ngô Thục Trân, trước đây thừa nhận tội rửa tiền, giả mạo tài liệu nhưng nhất quyết không nhận tội tham nhũng và biển thủ.
Theo SCMP, việc ông Trần trả lời phỏng vấn của báo Nhật, có thể khiến ông bị buộc tội vi phạm điều kiện cấm tiếp xúc với giới báo chí, cấm phát biểu ở bất kỳ sự kiện chính trị nào. Đó là những điều kiện bắt buộc, khi ông Trần được tha tù sớm.
Tuy nhiên, báo Sankei khẳng định những phát biểu trên được cựu lãnh đạo Đài Loan đưa ra trong một cuộc gặp gỡ với 'bạn bè' của ông ở Nhật Bản.
Xem thêm >> Trung Quốc chi mạnh tay thu hút nhân tài Đài Loan
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.