'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong hồ sơ gửi lên tòa án, CACRC cho rằng việc ông Trump gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc” là không xác đáng và có “tính chất phỉ báng”.
Họ nhấn mạnh rằng cho tới nay nguồn gốc của Covid-19 vẫn chưa được xác định, do đó không thể nói chắc chắn rằng nó phát sinh từ Trung Quốc.
Liên minh này cũng cho rằng có sự liên quan giữa những phát ngôn của cựu Tổng thống Trump với tình trạng gia tăng bạo lực gần đây đối với người Mỹ gốc Á.
"Đơn khiếu kiện này nhằm vào bị đơn nói trên, người khi ở trên cương vị Tổng thống Mỹ đã đưa ra những tuyên bố có tính chất phỉ báng bằng lời nói và văn bản kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, và cũng tiếp tục đưa ra những tuyên bố như vậy với tư cách là một cá nhân khi ông rời Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021", CACRC nêu trong đơn khiếu kiện.
Theo đó, CACRC đòi ông Trump bồi thường 22,9 triệu USD, tức trung bình 1 USD cho mỗi người Mỹ gốc châu Á và Thái Bình Dương đang sống ở Mỹ. Họ tyên bố sẽ đầu tư số tiền này để thành lập một bảo tàng dành riêng về lịch sử của người Mỹ đến từ châu Á và Thái Bình Dương, cũng như đóng góp của họ vào sự phát triển của nước Mỹ.
Khởi phát từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối năm 2019, cho tới nay dịch Covid-19 đã lan rộng ra 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới khiến hơn 165 triệu người nhiễm bệnh và hơn 3,4 triệu ca tử vong.
Khi còn đương nhiệm vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến "virus Trung Quốc" (Chinese virus) nhằm ám chỉ đến virus SARS-CoV-2 khiến cả thế giới chao đảo.
Trung Quốc đã nhiều lần lên án hành động này của ông Trump vì cho rằng đây là “hành vi bêu xấu Trung Quốc”.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cấm liên hệ Covid-19 theo vị trí địa lý như cách mà người tiền nhiệm Donald Trump đã từng gọi "virus Vũ Hán", "virus Trung Quốc", gây nên làn sóng phản ứng dữ dội về phân biệt chủng tộc.
Trong bản ghi nhớ được công bố hôm 26/1, ông Biden cho biết “các thuật ngữ mang tính chất kích động và bài ngoại đã gây nguy hiểm cho những cá nhân, gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương".
Mới đây, ngày 20/5, ông Biden đã ký ban hành Đạo luật về Tội ác thù hận Covid-19, nhằm ngăn chặn số vụ hành hung, kỳ thị và phạm tội nhằm vào người Mỹ gốc Á, vốn gia tăng thời gian gần đây trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia này.
Đạo luật mạnh mẽ lên án các hành vi phân biệt đối xử nhằm vào các cộng đồng người gốc châu Á tại Mỹ, quy định thành lập một đơn vị mới tại Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xem xét các đánh giá về nguy cơ hành vi tội ác đối với người gốc Á.
Đạo luật cũng yêu cầu cung cấp nguồn tài trợ cho các bang lập đường dây nóng để báo cáo các tội ác thù hận và đào tạo cơ quan thực thi pháp luật về cách ngăn chặn và xác định tội phạm thù hận, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên bang làm việc với các tổ chức cộng đồng để giúp nâng cao nhận thức về tội ác thù hận trong đại dịch.
Theo nhóm Stop AAPI Hate, kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 vào tháng 3/2020, đã có hơn 6.600 vụ thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á và gần 2/3 trong số đó nhắm đến đối tượng là phụ nữ.
Một báo cáo gần đây dựa trên dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa thù hận và cực đoan tại Đại học bang California, San Bernardino, cho thấy tội phạm căm thù nhằm vào người châu Á ở các thành phố lớn của Mỹ đã tăng 169% trong quý 1/2021 so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm >> Thị trường tiền số liên tục nghe ‘tin dữ’ từ Mỹ, Trung Quốc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.