Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 5/10 mới đây đã chính thức ký thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD để mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Động thái này của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ rằng việc nước này mua hệ thống quân sự hiện đại của Nga có thể hủy hoại hợp tác quốc phòng và chia sẻ công nghệ giữa Washington và New Delhi, cũng như khả năng tương tác giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Ngày 10/10, trả lời phỏng vấn báo chí tại Nhà Trắng về khả năng trừng phạt Ấn Độ dựa trên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), ông Trump nói: "Ấn Độ sẽ sớm biết câu trả lời thôi. Quý vị sẽ sớm được chứng kiến. Sẽ nhanh hơn quý vị nghĩ đó".
Giữa năm 2017, Mỹ đã thông qua đạo luật CAATSA cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống lại các quốc gia có hợp đồng mua vũ khí giá trị lớn với Moscow.
Theo Đạo luật CAATSA sửa đổi hồi đầu năm nay, Tổng thống Mỹ là người duy nhất có đặc quyền miễn trừ trừng phạt này lên một số quốc gia mua vũ khí của Nga.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump có quan điểm cứng rắn về vấn đề thuế quan thương mại với Ấn Độ, các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ khó có thể được miễn trừ trừng phạt mặc dù cả Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều ra sức vận động để New Delhi được hưởng quyền miễn trừ.
Mới đây, Phát biểu trong cuộc họp quan chức Bộ Quốc phòng ngày 8/10, Tướng Bipin Rawat, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, khẳng định rằng New Delhi hoàn toàn nhận thức được việc có thể sẽ bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt nhưng Ấn Độ vẫn muốn mua thêm nhiều vũ khí quân sự hiện đại từ Nga.
Ông Rawat cho biết, sau thương vụ mua S-400, Ấn Độ muốn mua thêm trực thăng Kamov cùng nhiều vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại từ Nga, trong đó gồm khí tài không gian để tăng cường năng lực tác chiến.
"Chúng tôi liên kết với Mỹ để nhận chuyển giao một số công nghệ quốc phòng, nhưng Ấn Độ sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập”, ông Rawat khẳng định.
Ấn Độ là nước thứ ba mua “rồng lửa” S-400 của Nga, sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 9/2018, Mỹ cấm vận đơn vị quân đội Trung Quốc và người đứng đầu đơn vị này do Trung Quốc mua tiêm kích Su-35 và tổ hợp S-400 của Nga. Mỹ đang đóng băng quá trình bàn giao tiêm kích tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ với lý do tương tự.
Xem thêm >> Ông Trump ‘đả kích’ ông Obama về vấn đề Biển Đông
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.