Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã đưa tin, tuần này, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN đã khởi động hoạt động hợp tác thường niên quan trọng nhất với Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ.
Theo đó, phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ đã tới Việt Nam, với đại diện từ 52 doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam để tham gia các cuộc thảo luận với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo nhiều bộ ngành về các vấn đề chính sách cũng như cơ hội bán hàng, cung ứng và đầu tư.
Năm nay, phái đoàn do Đại sứ Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng, Đại sứ Michael W. Michalak, Phó chủ tịch cấp cao Hội đồng kiêm Giám đốc điều hành khu vực, làm đồng trưởng đoàn. Cả 2 đều là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Trong số 52 doanh nghiệp tới Việt Nam, đại diện của 40 công ty sẽ tham gia Phái đoàn Doanh nghiệp thường niên 2023, và 15 công ty sẽ tham gia Phái đoàn Sức khoẻ & Đời sống.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 21/3, ông Ted Osius cho biết ông rất vui mừng khi tới Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 quốc gia, ông đã được nghe về tỷ lệ tăng trưởng 8% của Việt Nam vào năm ngoái, tỷ lệ lạm phát dưới 4% cũng như đường hướng phát triển trong tương lai của đất nước.
"Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong ngày hôm nay, dù đây mới là ngày đầu tiên của phái đoàn", ông Ted Osius nói.
Cựu Đại sứ Mỹ cho biết phái đoàn đã có cuộc làm việc với một số bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, trước khi gặp gỡ làm việc với lãnh đạo Chính phủ. Các cuộc làm việc có kết quả tốt. Trong quá trình trao đổi, các DN Mỹ cảm thấy vô cùng ấn tượng vì các cơ quan chính phủ Việt Nam rất cởi mở trong việc thảo luận và tìm cách giải quyết các vấn đề tồn tại.
"Các DN Mỹ đang có sự quan tâm lớn đến các cơ hội hợp tác với Việt Nam, một nền kinh tế tăng trưởng đến 8% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm. Bên cạnh tăng trưởng cao, Việt Nam còn có khá nhiều chính sách cởi mở. Đặc biệt, mới đây tại Diễn đàn DN thường niên (VBF) năm 2023, Thủ tướng đã chủ trì phiên họp cấp cao trả lời các DN trong hơn 4 tiếng. Các DN trong đó có DN Hoa Kỳ ấn tượng với sự cởi mở, sự quan tâm cam kết trong việc giải quyết các vấn đề các đối tác nêu ra", ông Ted Osius nhận xét.
Ông Ted Osius nói thêm rằng Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ. Các lĩnh vực như phát triển kinh tế số, kinh tế sáng tạo, chuyển đổi năng lượng xanh đang diễn ra ở Việt Nam đều là các thế mạnh của Mỹ và sẽ là những lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Số lượng các DN Mỹ sang Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay cũng có thể coi là một dấu hiệu của việc chuyển dịch làn sóng đầu tư sang Việt Nam và các nước ASEAN.
Ông Michael W. Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng kiêm Giám đốc điều hành khu vực, cho biết, sau đại dịch Covid-19, Mỹ đang muốn tăng cường phát triển liên minh các chuỗi cung ứng, trong đó có các thành viên của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) mà Việt Nam cũng là thành viên. Đây là cơ hội mà các DN cần lưu ý.
Các công ty Mỹ đang nhận thấy xu hướng tiếp tục mở rộng các trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam trong các ngành bán dẫn, FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh), đồ chơi, nội thất, thực phẩm, kinh tế số, kinh tế sáng tạo, dịch vụ tài chính ngân hàng và chăm sóc sức khỏe. Các lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh cũng nhận được sự quan tâm mới từ cả hai bên.
Cùng tham gia trong buổi họp báo chiều 21/3 có các đại diện từ Meta, Roblox, UL Solutions, Coca-Cola, AES. Một số đại diện DN đã có những chia sẻ ngắn gọn về những dự định hợp tác với Việt Nam sau chuyến đi của phái đoàn.
Trong đó, ông Rafael Frankel, Giám đốc Meta khu vực châu Á – Thái Bình Dương đánh giá Việt Nam là nền kinh tế có sự chuyển mình. Việt Nam có mạng Internet cởi mở, tăng trưởng ấn tượng, đi kèm là đội ngũ nhân sự có khả năng thích ứng, chăm chỉ.
Cùng với đó, Chính phủ 2 nước Mỹ và Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, do đó, Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về kinh tế xanh và công nghệ. Các DN Mỹ kỳ vọng vào tương lai sáng lạn và muốn đóng góp tích cực hơn vào quá trình này.
Bà Đặng Thị Hương Lan, Giám đốc đối ngoại AES Việt Nam cho biết năng lượng tiếp tục là một lĩnh vực chiến lược trong quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Đại diện AES phân tích, với tốc độ tăng trưởng GDP đáng kể, nhu cầu điện đã tăng hơn 10% trong giai đoạn 2016-2020 và được dự báo sẽ tăng trưởng 8-9% hàng năm, đòi hỏi tăng trưởng công suất lắp đặt xấp xỉ 6 GW mỗi năm.
AES cam kết phục vụ sự tăng trưởng đó bằng các giải pháp năng lượng đáng tin cậy khi đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và thúc đẩy một tương lai năng lượng sạch hơn, thông minh hơn. LNG đóng vai trò là nhiên liệu chuyển tiếp cho ngành điện bền vững hơn ở Việt Nam.
"Chúng tôi đang làm việc để thúc đẩy sự phát triển của Kho cảng LNG Sơn Mỹ và nhà máy điện Sơn Mỹ 2, tổng vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD. Điều này sẽ đóng vai trò ngay lập tức trong việc đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Chúng tôi đang giới thiệu công nghệ Hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) như một 'hệ số nhân' để đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, giải phóng các nút cổ chai trong giao dịch và ổn định lưới điện", đại diện AES nói thêm.
Về lĩnh vực vận tải, đại diện UPS, ông Squall Wang, Giám đốc điều hành UPS Việt Nam cho biết công ty tự hào đã góp phần vào sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời bày tỏ muốn "tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách và đối tác trong toàn ngành logistic để phát huy các thành tựu đã đạt được và tạo ra một môi trường giao thương đem đến sự tăng trưởng bền vững và có lợi cho tất cả mọi người trong dài hạn".
Xem thêm >> Đoàn DN Mỹ lớn nhất từ trước đến nay tới Việt Nam: SpaceX, Meta, Boeing... góp mặt
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.