Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức ngày 30/6 cho biết chính phủ nước này đang làm việc với Uniper, một trong những khách hàng châu Âu lớn nhất của Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, về các biện pháp bình ổn.
Ông Klaus-Dieter Maubach, CEO Uniper, cho biết một số phương án bình ổn đang được bàn bạc là hỗ trợ tín dụng hoặc bán cổ phần cho chính phủ.
Uniper đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khí đốt cho các nhà máy trên khắp nước Đức. Công ty này đang giúp Đức dự trữ lượng khí đốt cần thiết để vượt qua mùa đông.
Tuy nhiên, công ty này đã phải điều chỉnh dự báo tài chính năm nay, trong đó ước tính lợi nhuận có thể "thấp hơn đáng kể" so với các năm trước. Cổ phiếu Uniper đã giảm 66% kể từ đầu năm tới nay, hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2017.
Cổ phiếu của Fortum, công ty Phần Lan có 78% cổ phần trong Uniper, cũng đã giảm 6,1% kể từ đầu năm tới nay. Fortum cho biết họ đang hỗ trợ Uniper, với các hạn mức tín dụng và đảm bảo, nhưng họ cho biết bản chất của tình huống nguy cấp này đòi hỏi "nỗ lực toàn quốc và toàn ngành".
Mới đây, phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói với Uniper rằng chính phủ biết phải làm gì để giúp các công ty đối mặt với những cú sốc vì lý do khách quan.
Đức đặt mục tiêu lấp đầy kho chứa khí đốt lên 80% để ngăn khủng hoảng leo thang trong mùa đông năm nay, hiện mới lấp đầy được khoảng 61%.
Chiến sự Nga-Ukraine và những hệ quả đã cho thấy sự phụ thuộc của EU, đặc biệt là Đức, vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Uniper cho biết họ chỉ nhận được 40% khối lượng khí đốt đã thỏa thuận theo hợp đồng từ Gazprom kể từ ngày 16/6. Viêc này buộc họ phải mua sản phẩm trên thị trường giao ngay "với giá cao hơn đáng kể".
Trên khắp châu Âu, nguồn cung khí đốt của Nga đang cạn kiệt đã làm dấy lên một cuộc tìm kiếm rầm rộ các nguồn năng lượng thay thế.
Giá khí đốt toàn cầu đã tăng theo chiều hướng xoắn ốc kể từ năm ngoái do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 mạnh hơn dự kiến trong khi xuất khẩu của Nga âm thầm giảm.
Giá khí đốt tại châu Âu trong phiên giao dịch ngày 30/6 đã nhảy vọt lên mức cao nhất trong 3 tháng do thị trường quan ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh Nga cắt giảm lượng khí đốt sang khu vực này.
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch London, giá hợp đồng khí đốt kỳ hạn giao tháng 8 trên trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan tăng 6,4%, lên tới 1.630 USD/1.000m3, mức cao nhất kể từ ngày 10/3.
Xem thêm >> Ukraine xuất khẩu điện cho EU: ‘Đôi bên cùng có lợi’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.