Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến những đối tượng có liên quan về Dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011/ND-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có nhiều điểm bất hợp lý trong bản dự thảo này có thể cản trở sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, cần được cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi.
Cụ thể, Điều 2 Nghị định hiện hành định nghĩa "Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư , không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet" .
Tại Điều 4, Dự thảo qui định: "Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp cho dưới 100 nhà đầu tư , không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet".
Khác với Nghị định 90, như vậy là Dự thảo nghị định mới dự kiến sẽ khống chế các giao dịch trái phiếu thứ cấp ở mức dưới 100 nhà đầu tư. Đồng thời, Dự thảo cũng không cho phép sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet để giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Việc hạn chế số lượng nhà đầu tư trong các giao dịch trái phiếu ("dưới 100 nhà đầu tư") làm giảm nghiêm trọng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp, từ đó giảm tính hấp dẫn của kênh đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng bất lợi đối với tổ chức phát hành, đồng thời bớt đi một kênh đầu tư hiệu quả của các nhà đầu tư.
Cũng cần phải lưu ý rằng, việc quy định cấm sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong giao dịch trái phiếu là không phù hợp trong bối cảnh xã hội công nghệ hiện nay (thời đại công nghiệp 4.0), đặc biệt trong điều kiện đang bùng nổ sự phát triển của các công ty tài chính công nghệ (Fintech) trên thế giới - được kỳ vọng là sẽ thay đổi mạnh mẽ bức tranh của thị trường tài chính toàn cầu, làm cho các hoạt động tài chính trở nên nhanh chóng hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn.
Nếu qui định như tại Dự thảo sẽ làm chậm tốc độ giao dịch, tăng khối lượng hồ sơ giấy tờ, từ đó tăng các rủi ro về sai sót và giả mạo giấy tờ... Chưa kể, qui định này là chưa nhất quán với định hướng phát triển các sản phẩm chứng khoán khác (hiện đã có Pháp lệnh về giao dịch điện tử; cổ phiếu cũng được giao dịch online khá phổ biến).
Trong bối cảnh Chính phủ và các cơ quan Chính phủ đang nỗ lực cải cách hành chính, phấn đấu trở thành một Chính phủ kiến tạo và phục vụ; chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới đã tăng lên đáng kể, trong đó đóng góp đáng kể nhất là việc tin học hóa thủ tục hải quan và nộp thuế tự động của Bộ Tài chính, thì việc qui định như trên lại đi ngược với những nỗ lực này.
Ngoài ra, so với Nghị định 90 hiện nay, Điều 4 (Giải thích thuật ngữ) của Dự thảo bổ sung thêm hàng loạt các thuật ngữ, trong đó đáng chú ý là phần về tổ chức kiểm toán. Theo quy định tại Dự thảo, tổ chức kiểm toán ở đây phải là tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Cần phải lưu ý rằng, năm 2017 danh sách tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán chỉ bao gồm 23 công ty. Nếu qui định tại Dự thảo được áp dụng, số lượng hạn chế các tổ chức kiểm toán được phép kiểm toán các tổ chức phát hành trái phiếu sẽ gây áp lực lớn cho cả các tổ chức phát hành lẫn các tổ chức kiểm toán. Lý do là ở chỗ cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu có thể rất lớn.
Ngoài việc đang phải phục vụ cho hơn 1.000 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay, 23 tổ chức kiểm toán đạt điều kiện này còn được yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính của cả các tổ chức phát hành trái phiếu, điều này dẫn đến quá tải công việc đối với các công ty kiểm toán, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, tốc độ phát hành trái phiếu. Hệ quả là kế hoạch phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể làm gia tăng chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
Hiện nay, Điều 3 Nghị định 90/2011 chỉ cho phép tổ chức phát hành được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để phục vụ 3 mục đích cụ thể. Đó là thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.
Nghị định cũng qui định doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành trái phiếu tại phương án phát hành để công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Ngoài ra, việc sử dụng vốn huy động được từ phát hành trái phiếu phải đảm bảo đúng mục đích phát hành quy định tại phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Điều 6 của Dự thảo sửa đổi Nghị định vẫn giữ nguyên những qui định trên. Tuy nhiên, để tránh trường hợp doanh nghiệp bị qui kết là cơ cấu nợ nhằm che giấu nợ xấu theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, gây rủi ro cho nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu, cơ quan soạn thảo cần làm rõ điều này.
Cuối cùng, cần phải thấy rằng, trên thực tế việc mua bán trái phiếu dựa trên cơ sở nhà đầu tư đã đánh giá các rủi ro và xem xét hiệu quả của việc phát hành đối với tổ chức phát hành thông qua việc sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành. Vì vậy, có lẽ không nhất thiết phải có quy định này.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.