Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau khi tiến hành thanh tra, cơ quan Thanh tra cho biết hoạt động của Công ty năm 2019 và 2021 thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, được đánh giá và xếp loại doanh nghiệp loại A. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu giao Công ty thực hiện không đạt 100%.
Bên cạnh đó, Công ty chưa kịp thời tham mưu về phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo cơ chế thị trường, chủ yếu thực hiện dịch vụ công ích theo chỉ tiêu giao hàng năm. Đồng thời, doanh nghiệp này chưa có sự chủ động phát triển trong lĩnh vực quản lý, phát huy hết các nội dung theo Điều lệ hoạt động của Công ty và chưa khai thác lợi thế của doanh nghiệp, việc khai thác tài sản đã được Nhà nước giao quản lý, chưa tạo được sự đột phá, phát triển trong sản xuất kinh doanh dẫn đến chưa mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của Công ty.
Về hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong 3 năm (2019-2021), cơ quan Thanh tra tiến hành thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp được hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Trong đó, việc công nợ hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi còn phải thu trong 3 năm (2019-2021) đến ngày 31/12/2021 là 10.152,83 triệu đồng. Công ty đã ghi nhận doanh thu và hạch toán nợ phải thu. Đến tháng 11/2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp bổ sung kinh phí 818 triệu đồng, công nợ còn phải thu là 9.334,83 triệu đồng, gồm: Kinh phí Trung ương còn nợ 6.944,15 triệu đồng; kinh phí ngân sách tỉnh còn nợ 2.390,67 triệu đồng. Trong đó, nợ của Công ty là 5.864,93 triệu đồng, nợ của các đơn vị dùng nước là 3.469,9 triệu đồng.
Đối với khoản nợ này, Công ty hàng năm có tờ trình gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình UBND tỉnh và UBND tỉnh Quảng Ngãi có các công văn trình Bộ Tài chính bố trí ngân sách để hoàn trả khoản hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi trong 3 năm (2019-2021) nhưng đến nay chưa được xem xét cấp phát.
Qua đó, Công ty hàng năm chưa kiểm tra, rà soát để phát hiện và điều chỉnh kịp thời diện tích đất bị thu hồi để thực hiện các dự án, diện tích người dân không canh tác nên ký kết hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng tưới với các đơn vị dùng nước vượt diện tích tưới thực tế là 60,57 ha, dẫn đến thanh toán, quyết toán số tiền được ngân sách nhà nước hỗ trợ là 51.854.000 đồng.
Liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng cấp nước cho Nhà máy sản xuất tinh bột mỳ Quảng Ngãi - Chi nhánh Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi và các đơn vị có liên quan, Thanh tra tỉnh này kết luận rằng khi luật thủy lợi có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/7/2018 và UBND tỉnh chưa ban hành giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác, Công ty và các cơ quan, đơn vị có liên quan đều áp dụng quyết định 55/2013/QĐ-UBND để thực hiện việc ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán đối với việc cung cấp nước phục vụ hoạt động công nghiệp là phù hợp.
Hợp đồng ký kết giữa Công ty với nhà máy sản xuất tinh bột mỳ Quảng Ngãi để cấp nước cho Nhà máy tinh bột mỳ Quảng Ngãi và biên bản nghiệm thu hợp đồng cấp nước quý I, quý II/2016 nghiệm thu 20m3 nước/tấn sản phẩm.
Tuy nhiên, từ quý III/2016 đến hết năm 2021, biên bản nghiệm thu khối lượng là 18m3 nước/tấn sản phẩm, giảm 2m3 nước/tấn sản phẩm không có hồ sơ là không có cơ sở pháp lý để thực hiện dẫn đến giảm thu doanh thu của Công ty với tổng số tiền 249,661 triệu đồng và thuế tài nguyên phải nộp là 30,288 triệu đồng.
Theo kết luận thanh tra, các khoản hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước nguồn kinh phí được UBND tỉnh cấp phát để phục vụ chống hạn, khắc phục thiên tai của các năm 2005, 2013, 2015, 2017, 2018 và 2019 còn tồn 484.803.000 đồng đã hết nhiệm vụ chi, nhưng Công ty không kịp thời thực hiện thủ tục hoàn trả ngân sách mà hạch toán vào tài khoản phải trả, phải nộp khác là chưa thực hiện đúng quy định.
Kết luận thanh tra chỉ rõ việc Công ty xác định khoản tiền hỗ trợ tài chính đối với tiền điện vượt định mức tại các trạm bơm điện tăng so với thực tế tiền điện vượt định mức tại các trạm bơm điện trong 2 năm (2018 và 2019) số tiền 512.080.000 đồng là không đúng theo quy định.
Theo đó, việc chấp hành nghĩa vụ về thuế GTGT Công ty đã thực hiện các khoản thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác nhà nước, cụ thể: Năm 2019 là 1.160.477.260 đồng; năm 2020 là 1.260.223.113 đồng; năm 2021 là 1.281.451.129 đồng.
Tuy nhiên, trong 2 năm (năm 2019 - 2020) và 6 tháng đầu năm 2021, Công ty không thực hiện kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là 234.381.899 đồng mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh là không đúng theo quy định.
Việc quản lý tài sản và công nợ Công ty quản lý tài sản và công nợ chưa tốt, còn sai sót trong hạch toán kế toán đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; chưa có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc thu hồi nợ; chưa lập thủ tục để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi.
Cụ thể, Công ty hạch toán số tiền cấp bù thủy lợi phí 17.600.987 đồng, qua thanh tra phát hiện phải nộp trả ngân sách nhà nước vào công nợ phải thu khách hàng là không đúng đối với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tiếp theo, Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng chưa xử lý bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập với số tiền 296.964.937 đồng. Việc thu hồi tạm ứng một số đối tượng còn chậm; khi kết thúc công việc được giao, người tạm ứng còn chậm làm thủ tục để thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng đã nhận.
Doanh nghiệp này cũng chưa ghi tăng giá trị tài sản cố định đối với hạng mục lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng với số tiền 188.601.000 đồng mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung (TK 627).
Ngoài ra, Công trình Sửa chữa, nâng cấp kênh N8-2 hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 4/2020 nhưng đến nay chưa làm các thủ tục ghi tăng giá trị tài sản cố định theo quy định.
Cùng với đó, việc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ còn một số sai sót. Trong đó, năm 2019, Công ty không thực hiện trích lập Quỹ đầu tư phát triển. Đồng thời năm 2021, Công ty thực hiện chuyển nguồn số tiền 109.275.998 đồng từ quỹ khen thưởng sang quỹ phúc lợi để sử dụng là không đúng mục đích của việc trích lập quỹ.
Về thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, qua thanh tra công trình sửa chữa, nâng cấp kênh N8-2, kết quả thanh tra cho thấy, công trình được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 về việc sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh năm 2019 để bố trí kinh phí thực hiện chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp 2019.
Tại đây, Công ty được giao tổ chức thực hiện tổng kinh phí là 2 tỷ đồng, công trình đã được phê duyệt quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng. Qua đó, Công ty xác định đây là nguồn vốn hỗ trợ bố trí cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp cho tính cấp thiết trong việc sửa chữa, nâng cấp cần thực hiện ngay để khắc phục hậu quả và thực hiện công tác phòng chống hạn hán, cung cấp nước sản xuất nông nghiệp đúng lịch thời vụ của nông nghiệp, phục vụ công tác chống hạn với mục tiêu hoàn thành trong năm 2019.
Tuy nhiên, hồ sơ dự án không có văn bản quyết định khẩn cấp của cấp có thẩm quyền nhưng Công ty lập dự án để quyết định đầu tư theo hình thức khẩn cấp là không đúng quy định.
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu đối với công trình sửa chữa, nâng cấp kênh N8-2, Công ty thực hiện phân chia thành 4 gói thầu xây lắp để chỉ định thầu. “Việc chia nhỏ gói thầu là hành vi bị cấm được quy định tại điểm k khoản 6 điều 89 Luật đấu thầu năm 2013. Sai phạm này phải được xử lý trách nhiệm của Chủ đầu tư”, kết luận thanh tra nêu rõ..
Riêng việc thực hiện công tác lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình, Thanh tra cho rằng, kết quả kiểm tra, xác minh 9/18 công trình cho thấy chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công xây lắp nghiệm thu tăng giá trị công trình 434.145.000 đồng,
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.