Phó Thống đốc NHNN: Ngân hàng sẽ xem xét cho vay không tài sản bảo đảm với ngành lúa gạo
Hà Hoàng -
26/08/2021 18:02 (GMT+7)
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến Giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Phó Thống đốc NHNN: Ngân hàng sẽ xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm đối với ngành lúa gạo. (Ảnh minh hoạ)
Báo cáo của NHNN cho biết đến cuối tháng 7/2021, dư nợ ngành lúa gạo trên toàn quốc đạt 144.657 tỷ đồng, tăng 11,33% so với cuối năm 2020. Trong đó, theo mục đích vay vốn, dư nợ trồng, sản xuất lúa đạt 34.819 tỷ, chiếm 24,07%; dư nợ phục vụ thu mua, tiêu thụ lúa gạo đạt 97.402 tỷ đồng, chiếm 67,33%, tăng 15,77% so với 2020; dư nợ chế biến, bảo quản lúa gạo đạt 12.435 tỷ đồng, chiếm 8,6%.
Tại ĐBSCL, đến cuối tháng 7/2021, dư nợ ngành lúa gạo tại ĐBSCL đạt 74.139 tỷ đồng, tăng 15,45%, chiếm 51,25% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Từ đầu năm 2021 tới nay, các TCTD tại ĐBSCL đã cấp hạn mức tín dụng khoảng 56.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ lúa gạo, đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế 93.000 tỷ đồng để thu mua gần 7,3 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua, tiêu thụ đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 51.500 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020, chiếm 92% hạn mức được cấp.
Phản ánh của NHNN chi nhánh các tỉnh vùng ĐBSCL cho biết do nhiều tỉnh đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp ngành lúa gạo gặp khó khăn trong việc thu hoạch, lưu thông, sản xuất - chế biến và xuất khẩu gạo. Cụ thể, các thương lái và phương tiện gặt đập liên hợp ngoài tỉnh bị hạn chế vào địa bàn, trong khi vụ lúa hè thu đã và đang vào thu hoạch, người dân tạm dừng hoặc không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt.
Lưu thông hàng hóa của khách hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, các hộ nông dân thu hoạch thì không tiêu thụ được do không tiếp xúc được với thương lái mua; thiếu hụt nghiêm trọng tài xế xe tải/container, tài công ghe/sà lan vận chuyển gạo, lúa. Khó khăn nhất về thu mua lúa cho nông dân lúc này là khâu vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy.
Cùng với đó, các địa phương áp dụng thời gian hiệu lực của xét nghiệm Covid-19 khác nhau, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển (ví dụ như 4 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ thì tình hình dịch gần như nhau, nhưng Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ kia cho phép hiệu lực trong 72 giờ trong khi An Giang là 24 giờ).
NHNN chi nhánh các tỉnh vùng ĐBSCL cũng cho hay các khách hàng là doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” nên năng suất hoạt động bị giảm do thiếu hụt nguồn công nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Một số nhà máy của doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng dịch.
Cùng với đó, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tình hình xuất khẩu gạo rất khó khăn, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu cầm chừng vì không có nhiều đơn hàng. Chuỗi sản xuất - cung ứng của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy; hàng hóa tồn kho với số lượng lớn, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng; giảm đơn hàng, giảm sản lượng, trì hoãn, phát sinh thêm chi phí phòng chống dịch Covid-19; nhiều trường hợp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thu mua và chế biến nông sản dừng hoạt động do tình hình dịch.
Ngoài ra, theo NHNN chi nhánh các tỉnh vùng ĐBSCL, giá lúa gạo nhìn chung đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng không chênh lệnh nhiều.
Ngành ngân hàng sẽ linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm
NHNN cho hay căn cứ báo cáo của các tỉnh vùng ĐBSCL, hiện nay, NHNN chi nhánh các tỉnh vùng ĐBSCL không có kiến nghị liên quan đến vốn tín dụng mà chỉ có kiến nghị liên quan đến khâu lưu thông hàng hóa và kiểm soát giãn cách xã hội. Đồng thời, xây dựng những trạm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa.
NHNN cũng cho hay lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, do vậy, ngành ngân hàng luôn quan tâm đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này, theo đó tốc độ tăng trưởng dư nợ 5 giai đoạn 2016-2020 ngành lúa gạo luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bình quân/năm lúa gạo tăng 24%, nông nghiệp, nông thôn tăng 18,16%).
Nhận thức vai trò, ý nghĩa, đóng góp quan trọng của ngành lúa gạo với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ngàng ngân hàng cũng sẽ mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ Hè Thu, tới đây là vụ Thu Đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa. Tổ chức triển khai chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo; tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm như kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5901, 5902/NHNN-TD ngày 16/8/2021.
Theo Phó Thống đốc NHNN, thời gian tới, ngành ngân hàng cũng sẽ linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền cũng như tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.
Cùng với đó, chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, thương nhân lúa gạo và thỏa thuận các nội dung liên quan theo nguyên tắc tín dụng thương mại, phù hợp quy định pháp luật về cấp tín dụng; phối hợp với các cơ quan truyền thông và chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chương trình truyền thông mạnh mẽ, toàn diện để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các chính sách, sản phẩm tín dụng ngân hàng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
(VNF) - Tính đến cuối 2024, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có ngân hàng dành 80% dư nợ tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.
(VNF) - Mặc dù NHNN không công khai xếp hạng từng ngân hàng song nếu xét theo bảng xếp hạng CAMEL của Chứng khoán Yuanta, Techcombank, Vietcombank, MB, ACB và VietinBank sẽ là những ngân hàng có khả năng được cấp room tín dụng cao hơn so với những ngân hàng còn lại.
(VNF) - Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết, NHNN sẽ sớm trình Chính phủ văn bản về việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản đảm bảo từ 100 triệu lên 300 triệu đồng cũng như hoàn thiện dự thảo luật hóa Nghị định 42 về xử lý nợ xấu.
(VNF) - Khoảng cách ngày càng lớn giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đang tạo áp lực đáng kể lên thanh khoản của các ngân hàng. Bước sang năm 2025, nhu cầu tín dụng tăng, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo đuổi chính sách hạ lãi suất. Trước bài toán cân đối nguồn vốn, các ngân hàng không thể chỉ dựa vào lãi suất để thu hút tiền gửi mà buộc phải xoay sở, tìm đến những kênh huy động mới nhằm duy trì thanh khoản.
(VNF) - Thống đốc NHNN cho hay, tính đến ngày 17/3/2025, đã có hơn 103 triệu lượt hồ sơ khách hàng của các ngân hàng được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
(VNF) - Lãi suất cho vay mua nhà đang khá thấp nhưng giao dịch bất động sản có dấu hiệu chững lại. Tín dụng bất động sản sẽ khó tăng trưởng mạnh trong thời gian tới khi giá nhà neo cao, nhiều dự án chưa gỡ vương về pháp lý.
(VNF) - Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và một cổ đông ngoại 'góp mặt' trong danh sách nắm trên 1% vốn điều lệ của Ngân hàng MB. Hai cổ đông tổ chức này cùng người liên quan nắm giữ 3,17% vốn điều lệ của MB.
(VNF) - Trong bối cảnh tín dụng được dự báo tăng trưởng tích cực, các ngân hàng cũng tự tin lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
(VNF) - Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt gói ưu đãi “Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất các ngân hàng không được thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB) bằng các biện pháp 'trái đạo đức xã hội'. Quy định này khiến nhiều nhà băng băn khoăn, lo ngại.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất tiết kiệm còn chịu nhiều sức ép. Đây là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Số vốn huy động được từ lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng sẽ được Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) sử dụng để phục vụ nhu cầu cho vay khách hàng của ngân hàng.
(VNF) - VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói. Điểm đặc biệt của OTT Voice là khả năng tùy chỉnh thời gian phát thông báo linh hoạt, giúp người dùng kiểm soát tốt hơn việc nhận thông tin giao dịch.
(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 (TP. HCM), tính đến cuối tháng 2/2025 tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt gần 94 triệu tỷ đồng, giảm 0,17% so với cuối năm 2024 nhưng tăng 12,2% so với cùng kỳ.
(VNF) - Các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dư địa để giảm lãi suất huy động không còn nhiều.
(VNF) - Sau khi Vietcombank chốt ngày phát hành thêm hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao kỷ lục 49,5%, VietinBank cũng trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% nhằm tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng.
(VNF) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
(VNF) - Ngoài một số lợi ích và miễn trừ từ NHNN, Vietcombank, HDBank, MB và VPBank còn được hỗ trợ thanh khoản từ các khoản vay tái cấp vốn với lãi suất thấp sau khi nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.
(VNF) - Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng sôi động ngay từ đầu năm 2025. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn của nhiều nhà băng gặp không ít thách thức.
(VNF) - Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp dẫn về tài chính và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Chương trình áp dụng từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
(VNF) - Việc mở thẻ tín dụng đang trở nên dễ dàng hơn khi nhiều ngân hàng xét duyệt dựa trên hành vi chi tiêu thay vì yêu cầu chứng minh thu nhập. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng đặt ra lo ngại về khả năng kiểm soát rủi ro và nguy cơ gia tăng nợ xấu.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến lãi suất, thực hiện các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
(VNF) - Tính đến cuối 2024, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có ngân hàng dành 80% dư nợ tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.