'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Thói quen thanh toán thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sẽ trở thành thói quen lâu dài", bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào nhấn mạnh trong hội thảo chuyên đề "Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" tổ chức ngày 18/11.
Theo bà Dung, ít nhất 3 trong số 5 người tiêu dùng Việt Nam mang ít tiền mặt trong ví hơn, lý do chính là vì họ đã quen với việc thanh toán bằng thẻ và các phương thức không chạm. Lượng tiền mặt trong ví cũng giảm đối với ít nhất 65% người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy việc sử dụng thẻ và thanh toán không chạm. Người tiêu dùng có xu hướng ưa thích thanh toán không tiền mặt, 78% sẽ tiếp tục sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số kể cả khi đại dịch kết thúc.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến bởi những lợi thế không thể phủ nhận: giảm nguy cơ trộm cắp, ít rắc rối hơn và ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh. Các cơ quan chính phủ giảm thiểu được giấy tờ, tiết kiệm được chi phí, linh hoạt và minh bạch hơn trong hoạt động. Trong khi đó, thanh toán không dùng tiền mặt giúp các doanh nghiệp dễ dự đoán dòng tiền hơn, giảm thiểu chi phí thanh toán, tăng cường bảo mật, kiểm soát tốt hơn các hoạt động... Những lợi ích này đã giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, theo dữ liệu mà Visa Việt Nam cung cấp, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn 4 năm so với thông thường.
Đồng quan điểm với bà Dung, ông Phùng Duy Khương, Phó tổng giám đốc VPBank, cho rằng khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng nhiều hơn nữa các sản phẩm số hóa và hành vi của khách hàng sẽ thay đổi vĩnh viễn sau đại dịch Covid-19.
"Trước đây, khách hàng đến quầy giao dịch nhưng bây giờ sẽ đa kênh tiếp cận, ngân hàng không chỉ phục vụ khách hàng trong giờ hành chính nữa mà sẽ giao dịch 24/7. Cán bộ ngân hàng trước đây tư vấn, bán chéo sản phẩm tại quầy thì hiện nay thực hiện hành động này qua cuộc gọi video (video call), qua chat. Trước đây ngân hàng từ nội tại xây dựng ra sản phẩm, dịch vụ thì bây giờ là xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng", ông Khương nói.
Theo vị phó tổng giám đốc VPBank, xu hướng ngân hàng trong tương lai sẽ xoay quanh 3 trụ cột. Một là giải pháp ngân hàng phải thông minh, hai là phải tự động toàn diện, ba là phải cá nhân hóa. Để làm được việc đó, các ngân hàng bao gồm VPBank sẽ phải tập trung đầu tư xây dựng ứng dụng ngân hàng điện tử (banking app) để khách hàng có thể sử dụng để đáp ứng tất cả nhu cầu trong cuộc sống mà không cần ra chi nhánh, thậm chí không cần ra cây ATM.
"Ứng dụng ngân hàng điện tử có thể trở thành "siêu ứng dụng", trước đây thường chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán nhưng nay sẽ phải cung cấp đầy đủ giải pháp tài chính cho khách hàng, từ mở tài khoản, thẻ đến thực hiện các khoản vay, bảo hiểm hay các sản phẩm đầu tư. Không dừng lại ở đó, ứng dụng ngân hàng điện tử sẽ trở thành một sàn thương mại tích hợp các nền tảng đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng", ông Khương nhấn mạnh.
Nêu ví dụ, Phó tống giảm đốc VPBank cho hay đầu tiên và cơ bản nhất là nhu cầu mở tài khoản ngân hàng có thẻ ghi nợ và được rút tiền ATM. Với hành lang pháp lý và công nghệ hiện nay, khách hàng hoàn toàn có thể mở tài khoản thanh toán trên ứng dụng ngân hàng điện tử thông qua giải pháp định danh khách hàng điện tử (eKYC). Ngay cả thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa cũng sẽ được phát hành phi vật lý, khách hàng có thể chi tiêu ngay trên sàn thương mại điện tử và rút tiền thông qua QR Code.
Còn đối với thẻ tín dụng, trước đây để có một khoản vay tín chấp thì khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ chứng từ chứng minh thu nhập, phải có chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và ngân hàng thực hiện các bước thẩm định thì hiện nay, các công nghệ đã cho phép ngân hàng mở thẻ tín dụng phi vật lý và xác thực thông qua eKYC.
"Phức tạp hơn là những sản phẩm tín dụng có thể chấp, có tài sản bảo đảm. Ví dụ vay mua xe ô tố, trước đây khách hàng có nhu cầu vay mua xe ô tô phải làm các thủ tục truyền thống và được phê duyệt nhanh nhất trong 1-1,5 ngày và giải ngân hàng trong khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, tại VPBank đã cho phép khách hàng vay mua xe ô tô 100% số hóa chỉ trong vòng 10 phút. Khách hàng sẽ đến showroom chọn xe, chính người bán xe sẽ là người thu thập thông tin khách hàng, nhập thông tin lên ứng dụng của VPBank và chỉ trong vòng 20 phút, nhân viên ngân hàng sẽ gọi điện thoại cho khách hàng để xác nhận thông tin và phê duyệt, nhanh nhất chỉ mất 2 tiếng để có thể giải ngân", ông Khương nêu ví dụ.
Phức tạp hơn nữa là khi khách hàng mong muốn mua nhà. Theo lãnh đạo VPBank, quy trình truyền thống hiện nay là phải đi xem nhà, sau đó thu nhập đầy đủ thông tin chứng từ chứng minh thu nhập, tài sản bảo đảm... Quá trình này có thể mất tới 2 tuần. Tuy nhiên với giải pháp vay thế chấp ngân hàng online hiện nay, khách hàng có thể lựa chọn căn nhà mong muốn trong hệ sinh thái chủ đầu tư bất động sản mà ngân hàng có, sau đó nhập thông tin vay vốn lên ứng dụng; quy trình thẩm định sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua eKYC, video call, toàn bộ hồ sơ chứng từ được hoàn thiện trong tối đa 60 phút, bao gồm cả khâu thẩm định tài sản bảo đảm là căn nhà mà khách hàng muốn mua. Tổng cộng thời gian vay thế chấp mua nhà online chỉ mất 1 tuần trong khi trước đây nhanh nhất cũng phải mất 2 tuần.
Nếu khách hàng muốn đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm online thì ứng dụng ngân hàng cũng có thể đáp ứng được các nhu cầu này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngành ngân hàng ngày càng diễn ra nhanh hơn, cơ quan quản lý cũng phải "chạy đua" trong việc thúc đẩy quá trình này. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung thực hiện 5 giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất là chuyển đổi nhận thức; chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi quá trình chuyển đổi số. Thứ ba, phát triển hạ tầng số, kết nối, chia sẻ dữ liệu ngân hàng với dữ liệu ngành, lĩnh vực khác. Thứ tư, phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ CMCN 4.0 để cung ứng sản phẩm, dịch vụ an toàn tiện lợi với chi phí thấp. Thứ năm, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Không chỉ ngành ngân hàng mà chuyển đổi số, xây dựng mô hình ngân hàng số cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan, theo nhận định của Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.