Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Con tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp) sẽ vận chuyển 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang - Indonesia đến kho cảng LNG Thị Vải - Việt Nam. Tập đoàn năng lượng quốc tế Shell – một trong những nhà cung cấp LNG hàng đầu thế giới, đã được PV GAS lựa chọn làm nhà cung cấp cho chuyến hàng đặc biệt này.
Trước đó, vào ngày 8/7/2023, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thị sát kho cảng cùng đoàn công tác liên ngành, đảm bảo an toàn đón chuyến tàu LNG lịch sử của ngành năng lượng VIệt Nam.
Tại Việt Nam, PV GAS chia sẻ tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG, đồng thời sở hữu kho cảng LNG Thị Vải - tổ hợp LNG đầu tiên được đưa vào vận hành tại thị trường nội địa.
Công trình kho cảng LNG Thị Vải được PV GAS chú trọng đầu tư xây dựng từ những năm 2019, tiếp nhận được tàu LNG tải trọng lên đến 100.000 tấn, với bồn chứa LNG 180.000 m3 và các thiết bị công nghệ hàng đầu và tiên tiến nhất; với công suất qua kho là 01 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1, và nâng cấp lên 3 triệu tấn LNG/năm vào giai đoạn 2; đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Việc nhập khẩu LNG sẽ củng cố vị thế chủ đạo của PV GAS trong quá trình chuyển dịch năng lượng xanh tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của PV GAS trong việc thực hiện các chủ trương, chiến lược quốc gia về an ninh năng lượng và cam kết đồng hành cùng Chính phủ hiện thực hóa cam kết tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Liên quan đến các cơ chế chính sách của nhà nước cho việc định giá và tiêu thụ sản phẩm LNG để phục vụ sản xuất điện, trong thời gian gần đây, PV GAS đã rất chủ động làm việc với các bộ, ban, ngành có liên quan của Trung ương và Chính phủ, trong đó đặc biệt là đối với Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Công thương.
Việc xây dựng hạ tầng phục vụ việc nhập khẩu, tồn trữ và phân phối LNG đến khách hàng với chi phí tối ưu nhất là vấn đề rất thách thức đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan.
Thêm nữa, để xây dựng một thị trường khí LNG bền vững, đóng góp vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, cần có các quy định và chính sách rõ ràng để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nguồn cung khí mới, đặc biệt là LNG.
Sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và việc xây dựng các cơ chế chính sách là trọng yếu và cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển ngành công nghiệp khí tại Việt Nam.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.