Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bình luận về hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu”, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc điều hành quỹ thời gian qua đã không đạt được mục tiêu như tên gọi của nó, tức là sự biến động giá của xăng dầu sau khi sử dụng quỹ không có sự khác biệt lớn khi so sánh với trường hợp không sử dụng quỹ.
Lý giải cho sự khác biệt giữa kỳ vọng của nhà làm chính sách và thực tiễn này, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguyên nhân là nhà điều hành không thể tiên đoán được giá xăng dầu trong tương lai. Nếu muốn giảm được biên độ biến động giá, nhà điều hành cần dự đoán được giá xăng dầu thế giới.
“Ví dụ, nếu tại kỳ điều hành thứ nhất, giá thế giới tăng so với trước đó, nhà điều hành xả quỹ để giá trong nước không tăng mạnh so với trước đó. Nếu tại kỳ điều hành thứ hai, giá thế giới giảm so với kỳ trước đó, thì quyết định xả quỹ này có tác dụng giảm biến động giá. Tuy nhiên, nếu tại kỳ điều hành thứ hai, giá thế giới lại tiếp tục tăng thì quyết định xả quỹ tại kỳ điều hành thứ nhất lại khiến giá biến động mạnh hơn tại kỳ thứ hai. Nhà điều hành luôn rơi vào tình trạng không thể dự đoán được giá thế giới sẽ diễn biến thế nào vào kỳ sau để có quyết định trích hay xả quỹ đúng đắn”, PGS.TS Phạm Thế Anh dẫn chứng.
PGS.TS Phạm Thế Anh đánh giá, như vậy cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy quỹ bình ổn giá không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của nhà nước, do đó, đề nghị bỏ quỹ này.
“Quỹ bình ổn giá xăng dầu là sự sáng tạo của Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc trích lập trước để chi sau qua giá (không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu). Quỹ có xu hướng trích lập khi giá thế giới kỳ trước giảm và ngược lại. Ngoài ra trích lập khi giá thế giới tăng cũng phổ biến. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đảm bảo bình ổn giá trong nước. Theo đó, mức độ biến động của giá xăng dầu sau khi sử dụng quỹ có xu hướng cao hơn trong 3 năm gần đây (2020-2022)”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
Cùng với đó, PGS.TS Phạm Thế Anh cũng cho rằng quỹ chưa có quy tắc điều tiết minh bạch. Việc xác định loại xăng dầu nào phải trích lập hoặc được chi khá tùy hứng. Quy mô trích lập/chi cũng không tuân theo quy tắc nào.
Ngoài ra, quỹ cũng có xu hướng tái phân phối thu nhập theo hướng gia tăng bất bình đẳng. Xăng E5 RON92 có số lần được chi quỹ nhiều hơn hẳn số lần phải trích lập, các loại dầu phải trích lập nhiều hơn hẳn chi. Những người sử dụng dầu đang phải trợ giá cho những người dùng xăng.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, quỹ chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt khi nhà nước muốn trợ giá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu, rút ngắn thời gian điều hành, tái cấu trúc thị trường xăng dầu theo hướng cạnh tranh.
Hiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đưa ra 3 phương án về quỹ bình ổn xăng dầu. Phương án 1 là giữ nguyên quy định về quản lý hiện hành.
Ưu điểm của phương án này là nhà nước duy trì được một công cụ điều hành giá khá linh hoạt, không phát sinh chi ngân sách và bộ máy vận hành, bảo đảm can thiệp bình ổn giá xăng dầu một cách hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, nhược điểm là do quỹ bình ổn giá được hình thành dựa trên mức ứng trước trong giá xăng dầu khi giá thấp để bù vào giá khi giá xăng dầu tăng cao nên khi giá thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh giảm nhưng mức giảm không tương ứng (một phần giảm đã được trích vào quỹ bình ổn giá) dẫn đến những thắc mắc từ phía người tiêu dùng. Trường hợp số dư quỹ bình ổn âm, doanh nghiệp phải vay vốn để bù đắp, ngân hàng thương mại không có cơ chế tín dụng riêng hỗ trợ doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Phương án 2 là sửa đổi quỹ bình ổn theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên.
Phương án này để vừa bảo đảm nhà nước có thể điều hành khi cần thiết nhưng giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào giá xăng dầu.
Nhược điểm là các doanh nghiệp tiếp tục phải thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu theo chỉ đạo điều hành của nhà nước; giá xăng dầu tiếp tục có sự can thiệp của nhà nước nên sẽ có những ý kiến thắc mắc, thậm chí không đồng thuận nhất định khi nhà nước thực hiện việc điều hành giá chưa phù hợp với lợi ích của một số doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.
Phương án 3 là bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nhà nước chỉ quy định công thức tính giá chung, công bố một số khoản trong cơ cấu giá định hướng (gồm giá thế giới, các loại thuế, phí thu vào ngân sách nhà nước); doanh nghiệp tự xác định chi phí thực tế của doanh nghiệp cùng với các yếu tố do nhà nước công bố để tính giá bán xăng dầu của đơn vị mình ra thị trường. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các mức chi phí phát sinh trước pháp luật (nhà nước thực hiện hậu kiểm để giám sát việc xác định các mức chi phí nêu trên).
Ưu điểm của phương án này là tạo sự linh hoạt hoàn toàn cho doanh nghiệp, giá bán xăng dầu phù hợp với các chi phí phát sinh của từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh và cung cấp xăng dầu ổn định hơn cho thị trường; tăng mức độ cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Nhược điểm là nhà nước không có công cụ để can thiệp và điều tiết để điều hành kinh tế vĩ mô chung (do xăng dầu là đầu vào quan trọng của đời sống kinh tế xã hội), đặc biệt khi giá xăng dầu tăng cao hoặc vào những giai đoạn nhạy cảm như lễ, Tết, thị trường có nhiều biến động và làm giá của các mặt hàng khác nhau tăng theo (do tại Việt Nam có hiện tượng “lạm phát kỳ vọng”, “lạm phát tâm lý”) và khi giá xăng dầu giảm thì giá các mặt hàng khác lại không giảm theo tương ứng.
Tại một số địa bàn có mức độ cạnh tranh thấp, không khuyến khích các doanh nghiệp tiết giảm chi phí để giảm giá bán cho người tiêu dùng hoặc doanh các doanh nghiệp có thể câu kết với nhau để cùng tăng giá bán, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.