VCCI: Đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu chủ yếu do cách quản lý giá của nhà nước

Huyền Trang - 07/02/2023 15:06 (GMT+7)

(VNF) - Trong văn bản góp ý về việc sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu, VCCI cho hay, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu lan rộng trên cả nước trong thời gian qua xuất phát chủ yếu từ phương thức quản lý giá của nhà nước đặt trong bối cảnh biến động trên thế giới.

VNF

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Trước mỗi kỳ điều chỉnh thường có tình trạng “găm hàng”

Theo VCCI, đã từ lâu, ngay trước mỗi kỳ điều chỉnh giá có tình trạng găm hàng hoặc cố tình nhập hàng nhỏ giọt dẫn đến thiếu hụt. Sự thiếu hụt này chỉ diễn ra vài ngày trước mỗi kỳ điều hành giá và hết ngay khi giá trong nước được điều chỉnh theo giá thế giới.

Trước đây, khi giá xăng dầu thế giới ít biến động, giá điều hành không khác nhiều so với giá thế giới nên sự thiếu hụt xăng trước mỗi kỳ điều chỉnh diễn ra không phổ biến. Tuy nhiên, khi giá thế giới biến động mạnh như trong nửa cuối năm 2022 thì tình trạng này lan rộng và gây tác động lớn đến xã hội.

Ngoài ra, gần đây bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu hụt xăng dầu ngay cả sau khi điều hành giá. Điều này là do các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng (premium, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay, và các chi phí phát sinh khác) trong năm 2022 nhưng chưa kịp phản ánh trong giá điều hành.

Thời gian qua, Bộ Công Thương ngăn chặn tình trạng thiếu xăng bán lẻ bằng cách xử phạt cây xăng đóng cửa. Các cây xăng có thể vì sợ bị phạt mà vẫn chấp nhận mở cửa nhưng cố tình bán nhỏ giọt cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng phải xếp hàng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.

“Nếu tình trạng giá bán thấp hơn chi phí kéo dài thì các doanh nghiệp sẽ không chỉ bán hàng nhỏ giọt trước mắt mà sẽ không đầu tư mới, thậm chí rời bỏ thị trường trong dài hạn. Khi đó, hạ tầng năng lượng của quốc gia sẽ bị xuống cấp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống sinh hoạt của người dân và an ninh năng lượng quốc gia”, VCCI nêu.

Nên để giá xăng dầu do cung cầu quyết định

Trong phương thức điều hành giá, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án. Phương án 1 là nhà nước tiếp tục định giá xăng dầu và sửa đổi công thức tính giá để bảo đảm tính đúng, tính đủ, kịp thời các chi phí trong giá cơ sở. Công thức tính cụ thể sẽ do Bộ Tài chính đề xuất. Phương án 2 là nhà nước không định giá xăng dầu mà sẽ do cung cầu của thị trường quyết định. Tại văn bản số 288/BCT-TTTN ngày 18/1/2023, Bộ Công Thương ưu tiên lựa chọn phương án 1.

Đối với phương án 1, VCCI lo ngại về tính hợp lý và khả thi của phương án này. Cần lưu ý rằng, tinh thần “tính đúng, tính đủ” chi phí cho doanh nghiệp không phải đến bây giờ mới được đưa ra khi xây dựng công thức tính giá. Các Nghị định 95/2021/NĐ-CP, Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các văn bản trước đó đều coi việc “tính đúng, tính đủ” chi phí cho doanh nghiệp là nguyên tắc khi xây dựng công thức tính giá.

Tuy nhiên, trên thực tế điều này đã không làm được, vì nhiều lý do. Thứ nhất, tính toán chi phí này rất phức tạp, nhiều thông số đầu vào không có cơ sở tham chiếu hoặc rất dễ bị báo cáo sai lệch. Đối với phần chi phí mua xăng có giá tham chiếu trên sàn giao dịch thế giới thì tương đối rõ. Nhưng phần chi phí khác như premium hợp đồng với nước ngoài, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, premium trong nước, chi phí bán hàng, chi phí lãi vay và các chi phí khác thì mỗi doanh nghiệp, mỗi lô hàng, mỗi kho xăng, mỗi cây xăng lại khác nhau.

Nhà nước có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo nhưng lại luôn phải đối mặt với nguy cơ doanh nghiệp kê khai cao lên nhằm có được giá bán cao hơn. Kể cả trường hợp có kiểm toán thì cũng chỉ xác thực được số liệu trên sổ sách, chứ rất khó phát hiện trường hợp doanh nghiệp “gửi giá” thông đồng với đối tác để đẩy chi phí lên. Hơn nữa, các chi phí này thường được ghi theo năm kế toán, tức là phải đợi hết năm mới có con số chính xác, trong khi chi phí thực có thể biến đổi mạnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Thứ hai, chi phí định mức này sẽ lấy theo mức bình quân gia quyền chi phí của các doanh nghiệp. Tức là sẽ có khoảng một nửa số doanh nghiệp (tính theo thị phần) có chi phí cao hơn mức trung bình sẽ không còn động lực kinh doanh khi chi phí cao hơn giá bán. Nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng xăng dầu như giai đoạn vừa qua vẫn có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.

VCCI cho rằng để ngăn chặn tình trạng này thì buộc phải tăng lợi nhuận định mức cho các doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp có động lực kinh doanh. Nhưng như vậy sẽ khiến giá bán xăng dầu cao, tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội.

Như vậy, việc chọn phương án 1 sẽ tiếp tục lặp lại tình trạng bất cập như đã diễn ra thời gian qua mà không có cách nào khắc phục được.

Đối với phương án 2, giá bán do cung cầu quyết định thì sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của thị trường. Nếu thị trường có mức độ cạnh tranh cao thì giá bán sẽ rất sát với chi phí. Ngược lại, nếu thị trường có ít nhà cung cấp hoặc các nhà cung cấp bắt tay với nhau để nâng giá (thoả thuận hạn chế cạnh tranh) thì giá bán sẽ cao hơn chi phí.

Để khắc phục tình trạng này, cần thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường bằng nhiều biện pháp như cho phép mở các cây xăng gần nhau, cho phép các cây xăng nhập hàng từ nhiều nguồn, hạ rào cản gia nhập thị trường xăng dầu (các vấn đề này sẽ được phân tích ở phần sau) và điều tra hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh khi có dấu hiệu.

Với những phân tích trên, VCCI đề nghị cân nhắc lựa chọn phương án 2. Lý do lựa chọn là vì có biện pháp khắc phục nhược điểm của phương án 2, trong khi phương án 1 không có biện pháp hiệu quả để khắc phục nhược điểm.

Trong văn bản số 288/BCT-TTTN ngày 18/1/2023, Bộ Công Thương đề nghị trước mắt sẽ chỉ sửa đổi một số nội dung để khắc phục bất cập, hạn chế trong triển khai Nghị định 95 và Nghị định 83, và về lâu dài thì sẽ cân nhắc sửa đổi một cách căn bản tư duy quản lý điều hành, thực hiện việc quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường, tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong việc xác định giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng công văn 288 chưa xác định rõ khi nào sẽ thực hiện việc này. Nếu tiếp tục kéo dài thì các vướng mắc căn bản của phương thức nhà nước định giá sẽ không được xử lý.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vượt Big 4, Techcombank thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống

Vượt Big 4, Techcombank thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống

(VNF) - Techcombank vừa phát hành thêm 3,5 tỷ cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 70.450 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Techcombank đã nhảy vọt từ vị trí thứ 9 lên thứ 2, vượt qua cả nhóm Big 4 ngân hàng và chỉ đứng sau VPBank...

Sai phạm khai thác khoáng sản, Công ty Phú Điền bị phạt hơn 200 triệu

Sai phạm khai thác khoáng sản, Công ty Phú Điền bị phạt hơn 200 triệu

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH Phú Điền, do ông Trần Khắc Nguyên là người đại diện pháp luật.

Sau cơn sốt giá, chung cư ở Hà Nội đắt gần bằng TP.HCM

Sau cơn sốt giá, chung cư ở Hà Nội đắt gần bằng TP.HCM

(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang ở giai đoạn củng cố, chờ đợi thời điểm bứt tốc, trong đó đã có những dấu hiệu sớm cho thấy điểm đảo chiều ở một số phân khúc, loại hình.

Đà Nẵng: Hàng trăm ha đất sạch ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

Đà Nẵng: Hàng trăm ha đất sạch ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

(VNF) - Huyện Hòa Vang kêu gọi đầu tư nhiều dự án lớn nhằm đưa mục tiêu xây dựng Hòa Vang trở thành đô thị sinh thái có bản sắc riêng và trở thành thị xã trong thời gian sớm nhất.

IPO tại Mỹ, 'gã khổng lồ' truyện tranh Hàn Quốc đặt mục tiêu định giá 2,67 tỷ USD

IPO tại Mỹ, 'gã khổng lồ' truyện tranh Hàn Quốc đặt mục tiêu định giá 2,67 tỷ USD

(VNF) - Webtoon Entertainment, nền tảng truyện tranh trực tuyến hàng đầu thế giới, đã định giá đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở mức cao nhất trong phạm vi dự kiến là 2,67 tỷ USD.

Ấn Độ thu hút dòng vốn hàng tỷ USD khi trái phiếu gia nhập chỉ số JPMorgan

Ấn Độ thu hút dòng vốn hàng tỷ USD khi trái phiếu gia nhập chỉ số JPMorgan

(VNF) - Ấn Độ chuẩn bị đón nhận dòng vốn nước ngoài hàng tỷ USD khi ngân hàng JPMorgan bổ sung Ấn Độ vào chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi, một động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ khiến nước này dễ bị tổn thương hơn trước dòng tiền nóng không ổn định.

Thực tế buồn: Chỉ 0,005% DN Việt thực sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Thực tế buồn: Chỉ 0,005% DN Việt thực sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

(VNF) - Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cho hay, trong gần 1 triệu doanh nghiệp chỉ có khoảng 0,005% thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Làm 380km đường sắt khổ lớn nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Làm 380km đường sắt khổ lớn nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

(VNF) - Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vừa được Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ bố trí 4 tỷ đồng vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện dự án.

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

(VNF) - Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày.

Làm đường Vành đai 4, Hà Nội khởi tố 3 cán bộ dính sai phạm

Làm đường Vành đai 4, Hà Nội khởi tố 3 cán bộ dính sai phạm

(VNF) - Công an TP. Hà Nội đã khởi tố 3 cán bộ tại huyện Thanh Oai về vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Vành đai 4.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.