Quy hoạch tổng thể quốc gia: TP. HCM sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Trần Lê - 09/01/2023 16:41 (GMT+7)

(VNF) - Chiều 9/1, Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, với 449/489 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành (chiếm 90,52%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

VNF
Quy hoạch tổng thể quốc gia: TP. HCM sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Về tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quản trị xã hội trên nền tảng xã hội số hoàn chỉnh.

Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.

Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm. Đến năm 2050 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%; 

Thời kỳ này, Quốc hội yêu cầu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TP. HCM, hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Mộc Bài - TP. HCM – Biên Hoà - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050 định hướng tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế xã hội; 4 vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, và các hành lang kinh tế.

Theo đó, 6 vùng kinh tế xã hội, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh, thành phố); Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố); Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

4 vùng động lực, cực tăng trưởng, gồm vùng động lực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nghị quyết nêu rõ, từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).

Về hành lang kinh tế, tới năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế.

Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc, kết nối vùng trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước, hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc.

Hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM- Biên Hoà - Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyên Á, là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Trong đó, vùng động lực phía Bắc sẽ gồm Hà Nội và các huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18. Vùng sẽ đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. 

Vùng động lực phía Nam gồm TP. HCM và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 22, quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 51. 

Đây sẽ là vùng dẫn đầu cả nước và hàng đầu khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Vùng động lực miền Trung sẽ phát triển đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Miền Trung cũng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô, phụ trợ ngành cơ khí... 

Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Cần Thơ và các địa phương lân cận, sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp.

Về định hướng phân bố các khu vực lớn, cùng với Hà Nội là đô thị thông minh, đầu tàu trong khoa học, công nghệ thì TP. HCM sẽ chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực.

TP. HCM sẽ đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thương với quốc tế. 

TP. HCM sẽ khai thác không gian ngầm với quỹ đất đô thị, khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trưởng mới cho TP. HCM, gắn với phát triển các đô thị là hạ tầng giao thông, bao gồm: Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; xây dựng các cảng biển cửa ngõ như cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP. HCM), mở rộng cảng hàng không Tân Sơn Nhất… 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”

Tháo gỡ cơ chế  'đặt hàng' cơ quan báo chí

Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

(VNF) - Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI).

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt  - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

(VNF) - Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng 3 hầm chui trên trục vành đai 3. Trong đó có hầm chui tại nút giao Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ -Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.293 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Ông Lê Văn Dũng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông tin về dự án Home Land Paraside Village. Đây là đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

(VNF) - Nhu cầu đồng tiếp tục tăng trên toàn cầu. Và khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với giá đồng tăng cao và thị trường đồng luôn biến động thì Trung Quốc vẫn tỏ ra khá ung dung.

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

(VNF) - Các chuyên gia của TPS cho rằng, sự phục hồi của ngành thép vẫn còn hạn chế, nhu cầu xi măng trong nước khó đạt mức tăng trưởng cao, trong khi đó ngành đá được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp

Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp

(VNF) - Dù lãi suất tiết kiệm ở mức thấp nhưng người dân vẫn tăng gửi tiền vào ngân hàng. Trong tháng 3, người dân đem gần 6,7 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng, mức kỷ lục từ trước đến nay.

Resort 12 triệu USD ven biển Đà Nẵng bỏ hoang suốt 1 thập kỷ

Resort 12 triệu USD ven biển Đà Nẵng bỏ hoang suốt 1 thập kỷ

(VNF) - Dự án Pulchra Resort được đầu tư 12 triệu USD nằm bên bờ biển Đà Nẵng, đưa vào hoạt động một thời gian rồi đóng cửa bỏ hoang.