'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Jones Lang LaSalle (JLL), trong giai đoạn 2014 – 2019, tổng nguồn cung phòng khách sạn tại TP. HCM đã tăng 6,5%. Trong khi đó, tổng lượt khách du lịch tăng với tốc độ nhanh hơn đáng kể (trung bình 13,5%/năm). Điều này dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu khách sạn.
Doanh thu phòng bình quân (RevPAR) toàn thị trường TP. HCM đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2,8%. Kết quả này là nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá phòng bình quân (ADR) qua các năm.
Riêng năm 2019, JLL ghi nhận công suất phòng khách sạn tại TP. HCM giảm 3,2% so với cùng kỳ. Tuy vậy, RevPAR vẫn tăng trưởng 0,7% nhờ vào mức tăng của giá phòng, đạt 5,4%.
Tổng lượt khách du lịch tăng 13,1% đã có tác động tích cực đến ADR. Nguồn cung phòng khách sạn tăng 9,7% và dự kiến sẽ tăng ổn định từ năm 2020 đến năm 2022, đạt mức trung bình 3,5%/năm.
Về giao dịch chuyển nhượng, JLL cho hay dù TP. HCM là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam nhưng không có nhiều cơ hội chuyển nhượng của các dự án được sở hữu bởi các tổ chức trên thị trường. Năm 2019, không có giao dịch đáng chú ý nào được ghi nhận trên thị trường khách sạn TP.
Kể từ khi trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 1/2020, RevPAR toàn thị trường TP. HCM đã giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 4 do các biện pháp phòng dịch được áp dụng chặt chẽ.
Khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ vào ngày 22/4, RevPAR ghi nhận tăng trưởng theo tháng trong tháng 5 do kết quả của tăng trưởng về công suất phòng. Điều này cho thấy TP. HCM là một trong những thành phố đầu tiên phục hồi sau đại dịch.
Tuy nhiên, đặt trong tương quan so sánh cùng giai đoạn, có thể thấy thị trường khách sạn TP. HCM vẫn còn kém xa thị trường Hà Nội.
Cụ thể, trong 5 năm (2014 – 2019), RevPAR toàn thị trường Hà Nội ghi nhận mức tăng 7,4% hằng năm. Con số này cao gấp 2,6 lần thị trường TP. HCM.
Nguồn cung khách sạn tại Hà Nội đã tăng 7,6% theo năm (cao hơn 1 điểm % so với TP. HCM). Tổng lượng khách du lịch tăng trưởng vượt bật ở mức trung bình 9.0% mỗi năm. Sự tăng trưởng đồng bộ về nhu cầu và nguồn cung phòng khách sạn dẫn đến tăng trưởng tích cực về kết quả kinh doanh khách sạn tại Hà Nội trong 5 năm qua.
Tính riêng năm 2019, RevPAR của thị trường Hà Nội đạt mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao gấp 12,5 lần thị trường TP. HCM!
RevPAR ấn tượng của Hà Nội có được nhờ sự tăng trưởng của cả ADR và công suất phòng cùng với mức tăng 10,1% tổng lượt khách du lịch.
Nguồn cung phòng khách sạn của Hà Nội đã tăng 7,1% trong năm 2019 và dự kiến sẽ tăng vừa phải ở mức 3.6% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022.
Về chuyển nhượng dự án, JLL nhận xét Hà Nội là một điểm đầu tư khách sạn hấp dẫn ở Việt Nam nhờ triển vọng về kinh tế và sự tăng trưởng ổn định của ngành du lịch.
Có hai giao dịch khách sạn đáng chú ý trong năm 2019 là giao dịch bán cổ phần của khách sạn InterContinental Hanoi Westlake (318 phòng giá 71 triệu USD) và khu căn hộ dịch vụ Somerset Westlake Hanoi (90 phòng giá 14,3 triệu USD).
Về tác động của Covid-19, cũng như TP. HCM, RevPAR toàn thị trường Hà Nội ghi nhận mức giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 4 do tác động của các biện pháp phòng dịch. Trong tháng 5, RevPAR của thị trường Hà Nội ghi nhận dấu hiệu phục hồi nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp này.
Đáng chú ý, RevPAR tháng 5 ghi nhận mức tăng 33,4% so với tháng trước, cao gấp 4,7 lần so với mức tăng của TP. HCM (7.1%).
Điều này nhờ vào việc các khách sạn ở Hà Nội thu hút nhu cầu du lịch của khách nội địa và khách doanh nghiệp từ các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận, nơi ít bị ảnh hưởng do tác động của việc đóng cửa biên giới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.