Sân bay Vân Đồn: Sứ mệnh lớn lao không đến từ con số doanh thu

Thu Hà - 09/04/2020 13:51 (GMT+7)

(VNF) - Là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam gánh trách nhiệm đón các chuyến bay “giải cứu” người Việt từ các vùng dịch về nước an toàn, sân bay Vân Đồn là minh chứng cho việc doanh nghiệp tư nhân luôn dấn thân, sẵn sàng chung tay gánh vác cùng đất nước trong các tình huống khó khăn.

VNF
Sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Sân bay quốc tế Vân Đồn được thể hiện đậm nét qua chiến dịch giải cứu người Việt vừa qua.

Gánh vác trọng trách xã hội trong đại dịch

Hơn 10h trưa ngày 23/3, chị N.T.Ngọc (quê Hải Phòng) cùng chồng đứng bên ngoài sảnh chính Sân bay quốc tế Vân Đồn dõi mắt hướng vào bên trong. Con gái chị cùng 300 người Việt khác trên chuyến VN54 từ London (Anh) đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn đang làm thủ tục nhập cảnh.

Trước đó, chuyến bay VN36 từ Frankfurt (Đức) đã hạ cánh, chở theo 208 hành khách. Tất cả hành khách trên 2 chuyến bay từ châu Âu này được tiếp đón bởi một quy trình đặc biệt, áp dụng với hành khách về từ vùng dịch.

Theo đó, máy bay khi hạ cánh sẽ đậu ở bãi đỗ xa, sau đó xe bus lần lượt chở các hành khách vào khu vực làm thủ tục bên ngoài nhà ga để kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly 14 ngày theo quy định.

Dù biết không được gặp con ngay nhưng vợ chồng chị vẫn xuống sân bay để mong nhìn thấy con mạnh khỏe, an toàn trở về. Quan sát quy trình đón tiếp đặc biệt tại sân  bay Vân Đồn, chị Ngọc cảm thấy hoàn toàn yên tâm vì con mình sẽ được hỗ trợ tận tình và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

“Vợ chồng tôi rất yên tâm vì quy trình đón ở sân bay Vân Đồn diễn ra nhanh gọn, không tụ tập đông người, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc”, chị Ngọc chia sẻ.

Kể từ đầu tháng 2, sân bay Vân Đồn đã đón 29 chuyến bay 'giải cứu' với hơn 4.400 hành khách trở về từ nhiều vùng dịch trên thế giới.

Suốt từ đầu tháng 2 đến nay, sân bay Vân Đồn đã đón 29 chuyến bay giải cứu hành khách từ nhiều vùng dịch khác nhau trên thế giới, giúp hơn 4.400 hành khách về nước an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Tại sao một sân bay chỉ vừa mới “thôi nôi” lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch về theo chu trình an toàn, khoa học? Bí quyết được ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn tiết lộ, đó là ba mũi nhọn: “Con người, phương tiện và quy trình”.

Ngoài việc xây dựng “thần tốc” quy trình đón khách ngoài trời, sân bay Vân Đồn cũng là sân bay đầu tiên ngay lập tức triển khai phân luồng, kẻ vạch đảm bảo khoảng cách an toàn 2m khi khách xếp hàng, theo chủ trương “cách ly xã hội” mà Chính phủ chỉ đạo.

Từng kinh qua nhiều đợt ứng phó với các dịch bệnh như MERS-CoV, cúm A (H1N1), Ebola…, ông Phạm Ngọc Sáu khẳng định: “Quy trình mà Tập đoàn Sun Group đang áp dụng tại sân bay Vân Đồn là hoàn toàn tối ưu để tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên và hành khách”.

Điều này đồng nghĩa với việc, sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam đang lặng lẽ, âm thầm góp sức chung tay cùng cộng đồng ngăn ngừa đại dịch lây lan bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm.

Dấu ấn đậm nét của sân bay tư nhân

Giải cứu những chuyến bay từ vùng dịch chỉ là một trong số những dấu ấn của sân bay Vân Đồn trong hơn 1 năm hoạt động vừa qua. Ngay từ khi bắt đầu vận hành, sân bay đã đề cao trải nghiệm của du khách bằng việc chú trọng chất lượng dịch vụ. Tập đoàn Sun Group đã đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tại sân bay, đồng thời xây dựng một quy trình vận hành chuẩn chỉnh, chú trọng yếu tố con người.

Đúng như ông Phạm Ngọc Sáu từng chia sẻ: “Quan điểm của người Sun Group chúng tôi là đào tạo cho nhân viên về tinh thần trước khi đào tạo chuyên môn. Chuyên môn là rất cần thiết nhưng tinh thần, trách nhiệm và văn hóa là điều rất quan trọng để tạo nên một tập thể mạnh”.

Nhờ vậy mà ngay trong năm đầu tiên hoạt động, sân bay đã liên tục gặt hái nhiều giải thưởng uy tín quốc tế như Sân bay mới hàng đầu châu Á, Sân bay mới hàng đầu thế giới… Và trong đợt giải cứu người Việt về nước vừa qua, sân bay Vân Đồn tiếp tục “ghi điểm” trong lòng du khách bởi đội ngũ nhân sự tận tâm, chu đáo, chuyên nghiệp.

Sân bay Vân Đồn là sân bay đầu tiên triển khai phân luồng, kẻ vạch đảm bảo khoảng cách an toàn 2m khi khách xếp hàng, theo chủ trương “cách ly xã hội”.

Sân bay Vân Đồn hiện đã có các đường bay nội địa đi Đà Nẵng và TP. HCM, đạt kỷ lục về thời gian mở đường bay quốc tế đầu tiên chỉ sau gần 5 tháng vận hành (thông thường, các sân bay mới phải mất từ 3-5 năm).

Hiện, sân bay đã có các đường bay quốc tế Vân Đồn – Thẩm Quyến (Trung Quốc), Vân Đồn – Incheon (Hàn Quốc) được khai thác bởi các hãng hàng không: Vietjet, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Donghai Airlines. Tính đến cuối tháng 3/2020, sân bay đã đón tổng cộng 2.450 lượt cất hạ cánh (trong đó 2.246 lượt nội địa và 204 lượt quốc tế). Tổng lượng khách là 302.680 người.

Những con số trên chưa thể so sánh với các sân bay lớn đã có kinh nghiệm vận hành lâu năm tuy nhiên đó là thành quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ bởi xác định đặt trọng trách, “sứ mệnh” phục vụ lợi ích của xã hội, của cộng đồng lên trên lợi ích thuần túy về kinh tế.

Nói như ông Phạm Ngọc Sáu: “Mục đích của chúng tôi không chỉ là lợi nhuận, mà còn nhằm phát triển vùng đất mới chưa khai phá hết tiềm năng. Như tại Quảng Ninh, với sự đồng hành của tỉnh, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển vùng đất mới”.

Bí quyết thực hiện thành công nhiệm vụ 'giải cứu' được giám đốc sân bay Vân Đồn tiết lộ, đó là ba mũi nhọn “Con người, phương tiện và quy trình”.

Kể từ khi có sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh đã có bước phát triển đột phá. Đây cũng là “át chủ bài” giúp Quảng Ninh từ chỗ phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế chuyển mạnh sang nền kinh tế xanh, lấy du lịch – dịch vụ làm trọng tâm phát triển.

Sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Sân bay quốc tế Vân Đồn càng trở nên đậm nét hơn qua chiến dịch giải cứu người Việt vừa qua. Nó cho thấy một điều rằng, khi tư nhân chung tay cùng nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, đó không chỉ là việc thu lợi kinh tế, mà còn chia sẻ, chung tay gánh vác cùng đất nước trong các tình huống khó khăn, nguy cấp. Không ai được phép đứng ngoài cuộc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

(VNF) - Bức tranh kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp phát triển nhà ở nhìn chung khá u ám. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng thị trường vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Ngược lại, kết quả này cho thấy giai đoạn bĩ cực nhất đã qua.

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

(VNF) - Qua 17 năm phát triển với nỗ lực không ngừng nghỉ, GP.Invest đã trở thành tên tuổi hàng đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh chiến lược kinh doanh chắc chắn, sự vững mạnh về tài chính là yếu tố trọng yếu đã làm nên thành công của GP.Invest.

Bùng nổ livestream bán hàng

Bùng nổ livestream bán hàng

(VNF) - Livestream bán hàng đang “bùng nổ” trên khắp các tỉnh thành cả nước với khoảng 2,5 triệu phiên mỗi tháng. Từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp thương hiệu lâu năm cho đến các tiểu thương ở chợ, chủ tiệm bách hóa… đều đang lao theo xu hướng bán hàng kiểu này.

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

(VNF) - DIG trong thời gian gần đây liên tục thông qua các chủ trương về thoái vốn, chuyển nhượng dự án, giải thể công ty con. Đây có thể là động thái tái cơ cấu mạnh mẽ của doanh nghiệp sau khi quý I ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc.

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

(VNF) - Theo nhà phân tích dầu khí độc lập Mikhail Krutikhin, đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đầu tiên đã không có lãi ngay từ đầu vì mức giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả cho khí đốt nhập khẩu thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình mà châu Âu đã bỏ ra. Với đường ống thứ hai, họ có thể yêu cầu mức giá thấp hơn nữa.

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

(VNF) - Nhiều “đại gia” bất động sản đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2024. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về sự khởi sắc của thị trường bất động sản

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

(VNF) - Sau thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động nhiều dự án mới được khởi công, các dự án cũ sau thời gian tạm dừng nay cũng đã tái khởi động.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị phân công, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979), người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu KDM từng tham gia điều hành một doanh nghiệp đình đám khác khác trên sàn.

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

(VNF) - Nhiều người băn khoăn xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền sẽ chặn được những loại lừa đảo nào và có còn nguy cơ mất tiền trong tài khoản không?

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.