'Sân chơi' tài sản mã hóa: Muốn nhập cuộc phải có 10.000 tỷ
Khánh Tú -
04/06/2025 09:00 (GMT+7)
(VNF) - Theo ông Mai Huy Tuần - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ số SSI, nếu có một khung pháp lý rõ ràng cho việc thành lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, các dự án của người Việt có thể bước ra thế giới một cách chính danh và mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
“Xuất khẩu” tài sản mã hóa
Không thể phủ nhận rằng chưa khi nào tài sản mã hóa lại trở thành tâm điểm chú ý như hiện nay. Thời gian qua, loạt động thái từ cơ quan quản lý, nhất là việc xây dựng Dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá tại Việt Nam, cho thấy nước ta đang tăng tốc bắt nhịp xu thế chung của toàn cầu.
Phát biểu tại sự kiện Vietnam Investment Forum 2025: Mid-Year Update, ông Mai Huy Tuần - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ số SSI cho rằng, việc thành lập sàn giao dịch tài sản mã hóa là một bước đi rất đáng kỳ vọng. Nếu được chính thức công nhận, tài sản mã hóa sẽ trở thành một nguồn lực lớn cho nền kinh tế. Trong kỷ nguyên số, tài sản mã hóa hoàn toàn có thể được “xuất khẩu” ra thế giới, mang về nguồn ngoại tệ cho người Việt.
“Trên thực tế, đã có nhiều kỳ lân công nghệ tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này và có nhiều dự án ‘make in Vietnam’ được định giá hàng trăm triệu USD. Do đó, nếu có một khung pháp lý rõ ràng cho việc thành lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, các dự án của người Việt có thể bước ra thế giới một cách chính danh. Người Việt khi đó hoàn toàn có thể xuất khẩu các dự án blockchain, thay vì chỉ xuất khẩu lúa gạo, gỗ..., mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước”, ông Tuần nhấn mạnh.
Ông Mai Huy Tuần cho rằng Việt Nam có thể 'xuất khẩu' các dự án blockchain để thu về nguồn ngoại tệ lớn.
Bà Đoàn Mai Hạnh - Giám đốc cao cấp Kinh doanh và tự doanh thị trường tài chính TCBS nhận định, những động thái gần đây của cơ quan quản lý trong việc xây dựng nền tảng “công nghệ số” là dấu hiệu tích cực và chủ động, thể hiện sự thừa nhận tài sản mã hóa như một loại tài sản hợp pháp.
“Việc công nhận này sẽ mở ra cơ hội cho mọi thành phần tham gia thị trường: từ tổ chức cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần huy động vốn qua kênh mới, cho đến nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục”, bà Hạnh nói.
Bà cũng nhấn mạnh rằng, các ngành như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp công nghệ - vốn đã được đề cập trong dự thảo Nghị quyết - đang có lợi thế nhất định để tham gia thị trường này.
Cụ thể, ngân hàng là đối tượng đầu tiên cần tham gia bởi họ có tiềm lực tài chính mạnh, có thể đóng vai trò ‘chống lưng’ cho các tình huống rủi ro thanh khoản. Họ cũng sở hữu hệ thống KYC và cơ chế phòng chống rửa tiền đã vận hành hiệu quả trong nhiều năm, cùng với kinh nghiệm dày dạn trong quản lý rủi ro tài chính.
Các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ thì đã quen thuộc với việc xử lý giao dịch, khớp lệnh và quản lý tài sản cho khách hàng - những kỹ năng thiết yếu cho việc vận hành thị trường tài sản mã hóa, bà Hạnh phân tích.
Riêng với các doanh nghiệp công nghệ, vai trò của họ là không thể thiếu, bởi nền tảng của tài sản mã hóa chính là công nghệ blockchain - lĩnh vực mà những doanh nghiệp này có lợi thế và hiểu biết sâu sắc. Hay như các công ty bảo hiểm cũng có thể góp phần bằng việc cung cấp các giải pháp bảo hiểm giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro và tổn thất trong quá trình tham gia thị trường.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã sẵn sàng tham gia thí điểm. Ông Mai Huy Tuần cho biết, doanh nghiệp đã chuẩn bị hơn 200 nhân sự chuyên biệt, đầu tư hạ tầng, phần mềm, kết nối với đối tác quốc tế và đơn vị lưu ký để sẵn sàng vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa. “Chúng tôi chỉ còn chờ khung pháp lý chính thức để triển khai ngay, tất cả mô hình tập trung, phi tập trung hay các chuẩn bảo mật quốc tế đều đã được tiếp cận”, ông Tuần nói.
Tương tự, bà Đoàn Mai Hạnh chia sẻ, doanh nghiệp đã ứng dụng blockchain từ năm 2022. “Nếu hành lang pháp lý hoàn thiện, TCBS có thể đi rất nhanh vì hạ tầng công nghệ đã sẵn sàng”, bà cho biết.
Thách thức của doanh nghiệp tham gia
Mặc dù kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của tài sản mã hóa, song các chuyên gia cũng thẳng thắn thừa nhận rằng đây là một lĩnh vực còn rất mới, chứa đựng nhiều rủi ro.
Do đó, việc đặt ra những điều kiện chặt chẽ, thận trọng đối với các tổ chức tham gia thí điểm xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa là hoàn toàn cần thiết. Theo bà Hạnh, những điều kiện này không chỉ giúp bảo vệ hệ thống và nhà đầu tư mà còn tạo ra hàng rào kỹ thuật cần thiết để sàng lọc các tổ chức có đủ năng lực tài chính và công nghệ.
Bà Hạnh cho rằng những tiêu chuẩn khắt khe sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa.
Tuy nhiên, bà Hạnh cũng cho rằng chính những tiêu chuẩn cao này sẽ đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp, không chỉ về vốn, chiến lược vận hành mà còn khả năng phối hợp giữa các cổ đông.
Bà Hạnh dẫn chứng, Dự thảo Nghị quyết về việc Triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá tại Việt Nam có đặt ra quy định về “Điều kiện cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa”, trong đó yêu cầu doanh nghiệp tham gia phải có vốn góp lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây là một rào cản đáng kể bởi nó không chỉ là bài toán huy động vốn mà còn là bài toán quản trị, làm sao để vừa đảm bảo thanh khoản, kiểm soát rủi ro, vừa đáp ứng yêu cầu sinh lời trong bối cảnh thị trường còn chưa rõ ràng về tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, quy định ít nhất 35% vốn góp phải đến từ hai trong năm loại hình tổ chức cụ thể (ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm và công ty công nghệ) cũng gây áp lực về việc đồng thuận giữa các cổ đông, đặc biệt nếu họ có sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh và phong cách quản trị.
Một điểm nữa khiến doanh nghiệp phải cân nhắc là tính chất xuyên biên giới của tài sản mã hóa. Giao dịch 24/7 cùng những rủi ro tiềm tàng về rửa tiền, tấn công mạng… đòi hỏi tổ chức tham gia phải đầu tư mạnh không chỉ về vốn mà còn cả về hạ tầng công nghệ, hệ thống bảo mật và năng lực quản trị rủi ro. Đây là những yếu tố không thể chuẩn bị trong thời gian ngắn, đại diện TCBS nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Tô Trần Hòa, Phó Trưởng ban Phát triển thị trường Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết các quy định như vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng hay tỷ lệ 35% vốn góp từ các ngành nghề nhất định là “đúng nhưng chưa đủ”.
Đầu tiên, ngoài việc 10.000 tỷ đồng vốn góp và 35% vốn từ hai trong 5 loại hình tổ chức kể trên thì 65% vốn góp của 10.000 tỷ đồng đó phải từ các tổ chức, chứ không phải cá nhân. Đó là một điểm rất quan trọng, ông Hòa nhấn mạnh.
Toàn cảnh sự kiện.
Ngoài ra, bản chất của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa (VASP – Virtual Asset Service Provider) là tương đương với một tổ hợp gồm sở giao dịch, công ty lưu ký và công ty chứng khoán với các chức năng như tổ chức thị trường, lưu ký, thanh toán và phát hành… Do đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp này cần thiết phải ở mức đủ lớn để bảo đảm vận hành toàn diện.
Chưa kể, từ kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước yêu cầu các sàn giao dịch tài sản mã hóa phải có “bằng chứng dự trữ” (proof of reserve) hoặc mua bảo hiểm để bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo ông Hòa, những điều kiện này hiện chưa khả thi ở Việt Nam do chưa có công ty bảo hiểm nào sẵn sàng cung cấp dịch vụ tương ứng, cũng như chưa có quy định rõ về “dự trữ tài sản mã hóa”.
“Chính vì vậy, chúng tôi chọn cách đặt điều kiện về vốn để thay thế. Với 10.000 tỷ đồng đó, doanh nghiệp có thể sử dụng cho đầu tư hạ tầng, mua tài sản phục vụ tự doanh hoặc làm nhà tạo lập thị trường (market maker). Đây là một cách tiếp cận linh hoạt, không làm ‘chết’ dòng vốn nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro”, ông Hòa nhấn mạnh.
(VNF) - FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm dài hạn Nhà phát hành lần đầu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) ở mức điểm AA- (rất tốt).
(VNF) - Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương tổ chức lại các Chi cục thuế, Thống kê và Bảo hiểm xã hội khu vực theo số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
(VNF) - Kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2025 cho thấy Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (UPCoM: GSM) ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội với lợi nhuận sau thuế đạt 22,2 tỷ đồng – tăng gấp hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2024.
(VNF) - Với sự vào cuộc của dòng tiền lớn, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng kịch biên độ trong phiên giao dịch 2/6, góp công giúp VN-Index giữ sắc xanh.
(VNF) - Trong khi bức tranh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chứa nhiều gam màu trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến một trong những giai đoạn khởi sắc nhất kể từ đầu năm.
(VNF) - Sau khi giải thể công ty con duy nhất và chấm dứt hoạt động một chi nhánh, VOSCO sẽ chỉ còn 2 đầu mối hoạt động: Chi nhánh TP. HCM và Trung tâm huấn luyện thuyền viên tại Hải Phòng.
(VNF) - Chuyên gia Lê Văn Tuấn cảnh báo rằng, người nộp thuế đặc biệt là đối tượng hộ kinh doanh cần hiểu bản chất của việc phải nộp mức thuế 1,5%, dù chuyển khoản hay thu tiền mặt đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế, tránh vi phạm pháp luật và bị truy thu thuế
(VNF) - Sức bật của thị trường chứng khoán tháng 5/2025 không chỉ mang dấu ấn kỹ thuật mà còn phản ánh sự cải thiện rõ nét về tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi VN-Index tiệm cận vùng đỉnh cũ và áp lực chốt lời ngắn hạn bắt đầu gia tăng, những nhịp rung lắc được dự báo sẽ trở nên thường xuyên hơn trong thời gian tới.
(VNF) - Cơ quan thuế chưa có hướng dẫn cụ thể khiến nhiều người nộp thuế hoang mang bởi quy định mới của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2024 về mua bán hàng hoá, dịch vụ phải “chuyển khoản 100%”, không dùng tiền mặt từ 1/7
(VNF) - Doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng được tiếp tục dùng hóa đơn điện tử cũ đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển sang máy tính tiền
(VNF) - Với doanh thu đạt hơn 7.915 tỷ đồng trong năm 2024, trung bình, mỗi ngày Công ty TNHH MVT Xổ số Điện Toán Việt Nam (Vietlott) đạt gần 22 tỷ đồng doanh thu.
(VNF) - Chiều tối 30/5/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), hé lộ một loạt sai phạm của doanh nghiệp này.
(VNF) - Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, áp lực bán gia tăng trên toàn thị trường đã khiến nhiều cổ phiếu giảm điểm. VN-Index theo đó không thể bám đỉnh.
(VNF) - Chuyên gia Nguyễn Hồ Ngọc cho rằng, theo quy định này hộ kinh doanh đủ điều kiện cần chủ động chuẩn bị, tránh bị động khi cơ quan thuế yêu cầu chuyển đổi
(VNF) - Giao dịch này không chỉ giúp GELEX đa dạng hóa nguồn vốn với chi phí cạnh tranh, mà còn mở rộng khả năng tiếp cận các định chế tài chính hàng đầu thế giới – mà không cần cam kết mua hàng hoặc ràng buộc thương mại với bên tài trợ.
(VNF) - Việc Nhà nước quyết tâm xóa bỏ thế độc quyền vàng miếng được xem là cú hích lớn đối với các doanh nghiệp ngành trang sức. Thông tin này nhanh chóng kích thích tâm lý tích cực trên thị trường, giúp cổ phiếu PNJ bứt phá mạnh mẽ.
(VNF) - Mặc dù doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề tài chính và cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, SMC trên sàn chứng khoán lại đang ghi nhận đà tăng giá ấn tượng.
(VNF) - SCIC khép lại năm 2024 với lợi nhuận sau thuế hơn 12.300 tỷ đồng, gấp đôi năm trước, nhờ nguồn thu cổ tức và lợi nhuận từ công ty liên kết tăng vọt.
(VNF) - Trước câu hỏi của cổ đông về chiến lược cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh thị phần sụt giảm trong năm 2024 và áp lực từ các đối thủ thuộc hệ sinh thái ngân hàng ngày càng lớn, Chủ tịch VNDIRECT Phạm Minh Hương khẳng định công ty không ngại cạnh tranh và tự tin vào lợi thế là một công ty chứng khoán độc lập.
(VNF) - FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm dài hạn Nhà phát hành lần đầu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) ở mức điểm AA- (rất tốt).
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.