Bộ Tài chính muốn Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý tài sản số
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
Ngày 3/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.
Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tới ngày 11/3/2025 trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.

Trước đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam nhằm xây dựng môi trường pháp lý hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo liên quan đến tài sản mã hóa, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết cho phép triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa, trong đó đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
Về chính sách thuế đối với giao dịch tài sản tài sản mã hóa, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản mã hóa vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản mã hóa cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản mã hóa xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản mã hóa được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.
Theo Bộ Tài chính, các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động và đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ xây dựng một khuôn khổ quản lý tài sản mã hóa đạt được sự cân bằng phù hợp giữa việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch, công bằng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Sự phổ biến rộng rãi của tài sản mã hóa trên toàn cầu đặt ra cơ hội, thách thức và rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính và sự phát triển của các nền kinh tế. Các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia đang nỗ lực xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh và quản lý thị trường này.
Trên cơ sở đó, việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa được đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với sự đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ quản lý, giám sát của Nhà nước, từ đó hỗ trợ huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa với quy mô hạn chế có sự kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời giúp cơ quan quản lý có thời gian xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và đây cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia.
Thị trường tài sản mã hóa phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do vậy, việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.
Thị trường vốn trước làn sóng tiền số: Đổi mới hay xáo trộn?
- Thu thuế từ các giao dịch tiền số: Bài toán đầy thách thức 19/03/2025 03:00
- Tiền số lên sàn giao dịch: Đánh thuế bao nhiêu là hợp lý? 17/03/2025 03:30
- Lập sàn tiền số: Kiểm soát giao dịch ẩn danh để thu thuế hiệu quả 15/03/2025 12:30
Đề xuất lùi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia sang 2027
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như kế hoạch.
VN-Index mất mốc 1.200, cổ phiếu bất động sản bị bán tháo
(VNF) - Nỗ lực giữ mốc 1.200 điểm của thị trường chứng khoán thất bại khi nhóm cổ phiếu bất động sản bị bán tháo trong phiên giao dịch sáng nay.
13.000 hộ kinh doanh ở TP.HCM sắp chấm dứt nộp thuế khoán
(VNF) - 13.000 hộ kinh doanh tại TP.HCM từ 1/6 sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, thay cho nộp thuế khoán.
Kế hoạch của SC5: Doanh số 3.000 tỷ, lãi cao nhất 6 năm
(VNF) - Năm 2025, Công ty cổ phần Xây dựng số 5 (HoSE: SC5) đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 3.030 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt gần 39 tỷ đồng, tăng 5%, đây là mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Vinapharm tăng chi phối tại Sanofi để cải thiện lợi nhuận 2025
(VNF) - Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 để thông qua kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất 465 tỷ đồng.
Hodeco: Lên kế hoạch lợi nhuận kỷ lục nhưng ĐHĐCĐ bất thành
(VNF) - Lãnh đạo Hodeco cho biết, việc liên hệ với các cổ đông lớn gặp nhiều khó khăn. Một số cổ đông không muốn bị liên hệ và theo tìm hiểu, có những trường hợp cổ đông nhờ người khác đứng tên hộ, không muốn tiết lộ danh tính, khiến việc mời tham dự đại hội gặp trở ngại.
VN-Index và VN30 'đỏ lửa', phái sinh bất ngờ lấy lại sắc xanh
(VNF) - Sự hồi phục của chỉ số phái sinh nằm ngoài dự đoán của giới phân tích. Thực tế, hiếm khi VN30 và VN30F1M diễn biến "lệch pha".
Cơ sở hạ tầng pháp lý ‘chạy nước rút’ cùng hệ thống KRX
(VNF) - Một loạt quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đang được khẩn trương điều chỉnh, sẵn sàng cho ngày "go-live" của hệ thống KRX.
Áp lực bán gia tăng, VN-Index chuẩn bị 'test đáy'?
(VNF) - Áp lực chốt lời tại nhóm vốn hóa lớn đã đẩy chỉ số VN-Index về gần vùng đáy ngắn hạn 1.200 điểm trong phiên giao dịch sáng 21/4.
Sá xị Chương Dương đối mặt với năm thứ 5 thua lỗ liên tiếp
(VNF) - Sá xị Chương Dương ước tính năm nay doanh thu tăng mạnh, nhưng tiếp tục nối dài mạch lỗ 5 năm liên tiếp bởi chi phí lãi vay và tiền thuê đất cao
CBOT Việt Nam: Doanh thu hơn 18.000 tỷ, đóng thuế TNDN 0 đồng
(VNF) - Công ty cổ phần CBOT Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt hơn 18.112 tỷ đồng trong năm 2024, báo lãi sau thuế hơn 4,6 tỷ đồng nhưng công ty đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 0 đồng.
Trượt thầu vì kê khai không trung thực, Xây dựng Vạn Cường có năng lực ra sao?
(VNF) - Kê khai nhân sự không trung thực, Công ty TNHH Liên hợp xây dựng Vạn Cường khiến liên danh bị đánh trượt tại gói thầu hơn 4.800 tỷ đồng.
Thị trường còn dao động, đầu tư an toàn 30 – 50% vào tiền mặt và vàng
(VNF) - Các chuyên gia từ Yuanta cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục dao động trong biên độ nhất định đến tháng 7, trước khi khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2025.
Cải cách mạnh mẽ về thuế để đất nước hùng cường, thịnh vượng trong thế kỷ 21
Thuế, xét đến cùng, không chỉ là nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong kỷ nguyên của cạnh tranh toàn cầu và chuyển đổi số, thuế chính là biểu hiện trực tiếp của năng lực quản trị quốc gia và tư duy phát triển thể chế.
Cổ phiếu tăng mạnh: Gelex dẫn sóng, HAH âm thầm vượt đỉnh
(VNF) - Tuần qua, nhiều cổ phiếu tăng mạnh, thậm chí thiết lập đỉnh mới. So với tuần trước, biên độ tăng giá đã được nới rộng.
Bán xăng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép
(VNF) - Thương nhân kinh doanh xăng dầu không thực hiện quy định về hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ bị thu hồi giấy phép
Phú Quý Jewelry: Bán vàng thu về 6.600 tỷ, báo lãi 65 tỷ đồng
(VNF) - Năm 2024, Phú Quý Jewelry ghi nhận doanh thu hơn 6.659,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2023. Công ty báo lãi sau thuế hơn 65,4 tỷ đồng, tăng gấp 7,8 lần.
Cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 tỷ trở lên phải dùng hóa đơn điện tử
(VNF) - Hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hoá trong một số lĩnh vực như ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải, nghệ thuật…phải sử dụng hoá đơn khởi tạo từ máy tính tiền
Chủ tịch SSI nói gì về tin đồn mở sàn giao dịch tài sản số?
(VNF) - Tại ĐHĐCĐ năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI đã chính thức lên tiếng trước những đồn đoán liên quan đến việc công ty tham gia thị trường tài sản số, trong bối cảnh lĩnh vực này đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và giới tài chính.
PV Power: Quý I đã hoàn thành 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm
(VNF) - Lợi nhuận trước thuế quý I của POW ghi nhận hơn 385 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ và hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.
Ông Nguyễn Duy Hưng: 'SSI không có lý do để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh'
(VNF) - Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng khẳng định SSI không có lý do để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh đã đề ra và cho biết nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đề ra.
VN-Index 'quay xe' trong phiên chiều, thị trường có dấu hiệu bull trap?
(VNF) - Mặc dù VN-Index vẫn kết thúc tuần trong sắc xanh nhưng thị trường chứng khoán dường như đang xuất hiện dấu hiệu bull trap.
SHB và FPT dẫn dắt thị trường, VN-Index hướng tới vùng 1.240 điểm
(VNF) - Sự sôi động của dòng tiền đã kéo SHB lên mức giá trần, trở thành điểm sáng và thúc đẩy VN-Index tăng điểm trong phiên sáng 18/4.
90 ngày TT Trump nhậm chức: Thuế đối ứng chỉ là 'đòn' mở màn
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế nhận định 90 ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần cân đối mục tiêu tăng trưởng và đưa ra các ứng phó kịp thời, dài hạn.
'Không nên kỳ vọng quá nhiều vào dòng vốn quốc tế trong thời gian tới'
(VNF) - Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng, các chuyên gia cho rằng không nên kỳ vọng nhiều vào dòng vốn quốc tế mà cần tập trung củng cố nội lực thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là từ nhà đầu tư trong nước.
Đề xuất lùi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia sang 2027
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như kế hoạch.
Thăm vùng đất làm Khu đô thị Đông Khoái Châu 3.100 tỷ ở Hưng Yên
(VNF) - Dự án Công viên trung tâm và Khu đô thị mới Đông Khoái Châu, có quy mô khoảng 34,02ha, tọa lạc tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu.