Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Đo sức mạnh kinh tế khi về chung nhà

Khánh Hồng - 18/04/2025 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Việc sáp nhập hai địa phương TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đang mở ra một thời kỳ mới đầy hứa hẹn. Không chỉ là sự mở rộng về mặt hành chính, sự kiện này là cú hích chiến lược cho bài toán tích hợp không gian phát triển, tận dụng quy mô kinh tế, tạo lập cực tăng trưởng mới cho địa phương.

Các ý kiến chuyên gia đều có chung nhận định, “Đà Nẵng mới” hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch, logistics, công nghiệp và đô thị thông minh vươn tầm quốc tế.

Định vị cho Đà Nẵng mới

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng nhận định: “Sau sáp nhập, Đà Nẵng sẽ đủ lực để trở thành trung tâm du lịch châu Á, sánh vai Phuket, Bali, Hawaii, chứ không chỉ là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á”.

Ông Dũng dẫn chứng, sau sáp nhập, thành phố mới sẽ có hệ thống dịch vụ lưu trú dẫn đầu cả nước với khoảng 70.000 – 80.000 phòng, trong đó tỷ lệ phòng 5 sao cao nhất Việt Nam.

“Thành phố mới” sẽ sở hữu hệ sinh thái sản phẩm hiếm có: du lịch biển – đảo, du lịch núi rừng, văn hóa – tâm linh, di sản – đô thị cổ, sinh thái – nông nghiệp, nghỉ dưỡng cao cấp… Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa lợi thế biển – đồng bằng – cao nguyên, hội tụ hai di sản thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

Đà Nẵng mới sẽ hội tụ đủ điều kiện để vươn tầm.

“Chẳng có địa phương nào như Đà Nẵng mới vừa có du lịch biển, du lịch sông khi sông Cổ Cò được nối dài, lại vừa có du lịch rừng núi Bà Nà và có tour di sản Hội An, Mỹ Sơn”, ông Dũng nói.

Một điểm sáng khác là thị trường MICE – du lịch hội nghị, hội thảo được đánh giá là tiềm năng chiến lược trong giai đoạn hậu đại dịch. Với hệ thống khách sạn, trung tâm hội nghị, dịch vụ đi kèm hàng đầu khu vực, Đà Nẵng mới hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành điểm đến MICE hàng đầu Đông Nam Á.

Ông Nguyễn Hoàng Long, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng cho hay, với quyết sách chiến lược mang tính lịch sử của Nghị quyết 60 – NQ-TW khi sáp nhập TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng mới sẽ có thêm dư địa mới (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) để phát triển và sẽ có thêm nhiều sức mạnh mới để vươn lên.

Cầu Quảng Đà nối Đà Nẵng và Quảng Nam.

Điều dễ thấy trước tiên là với diện tích rộng lớn, Đà Nẵng mới có không gian địa lý thuận lợi cho việc hình thành các khu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mới với sự kết hợp và tổng hòa các lợi thế của từng địa phương, từng lĩnh vực trước đây. Sự đa dạng hơn về địa hình tạo thuận lợi cho sự đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ từ sản xuất đến việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng ngày càng cao của người dân địa phương, du khách và xuất khẩu.

Nguồn nhân lực trên cả 2 mặt số lượng và chất lượng cũng là lợi thế quan trọng cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của thành phố mới trên cả 2 mặt sản xuất và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, với vị trí trung độ của cả nước, TP. Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để hội tụ và lan tỏa, phát huy những lợi thế của một không gian phát triển mới. Cùng với sự quan tâm đầy trách nhiệm của Trung ương và sự hợp tác, chia sẻ đầy nghĩa tình của các địa phương bạn trong cả nước… Đà Nẵng mới như càng hội đủ các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa để vươn mình phát triển trong giai đoạn chuyển mình của đất Nước. 

Rút ngắn mục tiêu vươn tầm châu lục

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng cũng đánh giá cao tác động tích cực, mở ra nhiều cơ hội mới cho Đà Nẵng – Quảng Nam sau sáp nhập.

Theo ông Bình, Đà Nẵng – Quảng Nam sau sáp nhập không chỉ tăng về quy mô mà còn mở ra dư địa phát triển chưa từng có, nhất là trong ngành du lịch, công nghiệp, dịch vụ logistics và phát triển hạ tầng.

Trên thực tế, “chiếc áo quá chật” của Đà Nẵng nhiều năm qua đã cản trở tốc độ vươn mình. Thiếu quỹ đất phát triển công nghiệp, hạn chế không gian mở rộng đô thị và sự lệ thuộc vào các nguồn lực hữu hạn là những rào cản cần được gỡ bỏ. Quảng Nam với lợi thế đất đai rộng lớn, dân cư phân bổ hợp lý và tiềm năng tài nguyên dồi dào chính là “cánh tay nối dài” lý tưởng cho chiến lược mở rộng không gian phát triển Đà Nẵng.

Đà Nẵng được nâng tầm với sự cộng hưởng từ nhiều cảng biển.

Về hạ tầng, liên kết vùng được nâng tầm với sự cộng hưởng từ cảng Tiên Sa, Liên Chiểu, Kỳ Hà; sân bay Đà Nẵng và Chu Lai; các tuyến cao tốc Bắc – Nam, Đà Nẵng – Quảng Ngãi... Một Đà Nẵng mới trở thành đầu mối giao thông, logistics đa phương thức, phục vụ cả hàng hóa và hành khách quốc tế.

Theo ông Phạm Bắc Bình, Quảng Nam hiện còn rất nhiều quỹ đất chưa khai thác. Việc tận dụng các vùng đất này để phát triển công nghiệp hỗ trợ, khu công nghệ cao… sẽ là lời giải cho bài toán mở rộng không gian sản xuất – điều mà Đà Nẵng luôn thiếu hụt.

Ngoài ra, chính sách thống nhất trong đầu tư – thuế – lao động – nhà ở xã hội giữa hai địa phương sau sáp nhập cũng giúp tạo nên một môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn hơn với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chia sẻ thêm, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay, sau sáp nhập, ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác của Đà Nẵng nói chung sẽ tạo được dư địa mới, năng lượng mới, không gian mới và nội lực mới để phát triển.

Tuy nhiên, khi có quá nhiều “món ngon”, bài toán đặt ra là chọn món nào trước, kết hợp ra sao để không lãng phí tài nguyên?”. Đây là lúc cần đến sự can thiệp của một chiến lược quy hoạch bài bản, tầm nhìn dài hạn và đặc biệt là sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược.

Sau sáp nhập, Đà Nẵng có thể rút ngắn mục tiêu mà Nghị quyết 43 đã đề ra.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, khung pháp lý, thể chế đi kèm. Và Đà Nẵng hoàn toàn có thể bổ sung quy chế đặc thù cho du lịch để thực sự trở thành một cái trung tâm du lịch của châu Á, thực sự trở thành một cái điểm đến, một cái cửa ngõ quan trọng cùng với TP. Hà Nội và TP.HCM.

Ông Dũng cũng cho hay, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị từng đặt mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế – xã hội cấp vùng và khu vực Đông Nam Á và đến năm 2045 vươn tầm châu lục. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng thời điểm vàng của sáp nhập, kết hợp với tầm nhìn chiến lược, Đà Nẵng có thể rút ngắn thời gian này 5 – 10 năm, sớm vươn lên vị trí vươn tầm châu lục vào năm 2035.

Để đạt được mục tiêu đó, cần sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố, của các nhà đầu tư, của cộng đồng doanh nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Cùng chuyên mục
Cựu Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Cựu Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội

17/04/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Ký, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa được Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận làm giảng viên.

Đà Nẵng bỏ quận huyện, còn 18 xã phường và 1 đặc khu

Đà Nẵng bỏ quận huyện, còn 18 xã phường và 1 đặc khu

17/04/25 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ hàng chục phường, xã xuống còn 19 đơn vị, bao gồm 15 phường, 3 xã và 1 đặc khu hành chính Hoàng Sa.

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Kể cả bất ổn, Hoà Phát vẫn không giảm mục tiêu lợi nhuận’

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Kể cả bất ổn, Hoà Phát vẫn không giảm mục tiêu lợi nhuận’

17/04/25 11:20 (GMT+7)

(VNF) - Trước lo ngại về căng thẳng thuế quan sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu và doanh thu, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát khẳng định Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kể cả trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn.

Điểm tên nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho đường dây 600 loại sữa giả

Điểm tên nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho đường dây 600 loại sữa giả

17/04/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng bị réo tên và chỉ trích nặng nề khi xuất hiện trong các quảng cáo sữa giả, trong đó có những gương mặt MC nổi tiếng, nghệ sĩ kỳ cựu thậm chí cả chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

17/04/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Tiềm lực kinh tế Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước ngày ‘về một nhà’

Tiềm lực kinh tế Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước ngày ‘về một nhà’

17/04/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Dự kiến tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ sáp nhập về “một nhà”, lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Cả 3 địa phương này đều có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

ADB và WB hỗ trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án lớn tại Việt Nam

ADB và WB hỗ trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án lớn tại Việt Nam

17/04/25 06:45 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết các hiệp định cho vay và viện trợ với tổng giá trị gần 400 triệu USD với Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và hai định chế tài chính quốc tế hàng đầu.

Trụ sở huyện dôi dư sau sáp nhập, chuyển thành trường học và bệnh viện

Trụ sở huyện dôi dư sau sáp nhập, chuyển thành trường học và bệnh viện

16/04/25 17:25 (GMT+7)

(VNF) - Trụ sở UBND huyện sau sáp nhập sẽ được ưu tiên chuyển đổi thành cơ sở y tế, giáo dục hoặc phục vụ cộng đồng, theo hướng dẫn mới của Bộ Tài chính.

Bỏ cấp huyện, toàn bộ biên chế sẽ dồn về xã sau sáp nhập

Bỏ cấp huyện, toàn bộ biên chế sẽ dồn về xã sau sáp nhập

16/04/25 16:45 (GMT+7)

(VNF) - Toàn bộ biên chế cấp huyện sẽ được chuyển toàn bộ xuống cấp xã sau sáp nhập, nhằm tinh gọn bộ máy và củng cố vai trò chủ đạo của chính quyền xã.

Hoạt động cho vay margin khởi sắc, MBS báo lãi kỷ lục

Hoạt động cho vay margin khởi sắc, MBS báo lãi kỷ lục

16/04/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Quý I/2025, MBS lãi sau thuế 270 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử niêm yết, nhờ dư nợ cho vay margin tăng vọt và chi phí giảm mạnh.

Tổng Bí thư: 'Không được quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia'

Tổng Bí thư: 'Không được quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia'

16/04/25 15:12 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong quá trình sáp nhập tỉnh, xã, tuyệt đối không được mang tư tưởng cục bộ, lợi ích riêng, không phân biệt “địa phương này, địa phương kia” mọi việc phải đặt lợi ích chung của đất nước và nhân dân lên trên hết.

Tinh gọn bộ máy: Tỉnh tối đa 15 sở, xã không quá 40 công chức

Tinh gọn bộ máy: Tỉnh tối đa 15 sở, xã không quá 40 công chức

16/04/25 12:12 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành định hướng tổ chức bộ máy và biên chế hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Theo đó, cấp tỉnh sẽ không tổ chức quá 15 sở và tương đương, trong khi mỗi xã, phường sau sáp nhập sẽ có tối đa 40 cán bộ, công chức.

Không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao

Không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao

16/04/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Việc không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương nên Chính phủ thống nhất với việc này.

Bầu cử sớm Quốc hội khóa XVI, dự kiến có 500 đại biểu, 40% là chuyên trách

Bầu cử sớm Quốc hội khóa XVI, dự kiến có 500 đại biểu, 40% là chuyên trách

16/04/25 11:02 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XVI dự kiến là 500 người, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách, 30% đại biểu tái cử và khoảng 10% đại biểu trẻ.

Thủ tướng: ‘Từ đầu nhiệm kỳ, không có năm nào không khó khăn’

Thủ tướng: ‘Từ đầu nhiệm kỳ, không có năm nào không khó khăn’

16/04/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 vào năm 2021; xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm 2022; năm 2023 phải xử lý các ngân hàng yếu kém; siêu bão Yagi tàn phá đất nước vào năm 2024 và cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2025... đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam

Kết thúc hoạt động của 12 thanh tra bộ và thanh tra cấp sở, huyện

Kết thúc hoạt động của 12 thanh tra bộ và thanh tra cấp sở, huyện

16/04/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu sắp xếp lại bộ máy, nhân sự trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 thanh tra bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ cùng thanh tra cấp sở, huyện.

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

16/04/25 06:45 (GMT+7)

(VNF) - Khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Kaja Kallas mong muốn hai bên tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

15/04/25 17:22 (GMT+7)

(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Chính phủ duy trì lượng cán bộ sau sáp nhập, tinh giản trong 5 năm

Chính phủ duy trì lượng cán bộ sau sáp nhập, tinh giản trong 5 năm

15/04/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ quyết định giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức sau sáp nhập các tỉnh. Sau khi các đơn vị hành chính ổn định, sẽ tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, hoàn thiện vị trí việc làm và xác định biên chế phù hợp với yêu cầu thực tế trong vòng 5 năm.

Hai cựu ĐB Quốc hội kháng cáo: Lê Thanh Vân kêu oan, Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ

Hai cựu ĐB Quốc hội kháng cáo: Lê Thanh Vân kêu oan, Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ

15/04/25 16:09 (GMT+7)

(VNF) - Nộp đơn kháng cáo tới tòa cấp phúc thẩm, cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ hình phạt, ông Lê Thanh Vân kêu oan. Trước đó, ông Nhưỡng bị phạt 13 năm tù, còn ông Vân 7 năm tù.

Lý do đặc biệt để Cao Bằng không bị sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn

Lý do đặc biệt để Cao Bằng không bị sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn

15/04/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.

Thủ tướng khuyến khích đặt tên xã, phường theo tên huyện cũ và số thứ tự

Thủ tướng khuyến khích đặt tên xã, phường theo tên huyện cũ và số thứ tự

15/04/25 13:45 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

15/04/25 11:45 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư cho dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, mở ra bước tiến mới trong kết nối hạ tầng giữa hai nước.

Tin khác
Tăng lương công chức, lương hưu năm 2026: Chờ tình hình kinh tế 2025

Tăng lương công chức, lương hưu năm 2026: Chờ tình hình kinh tế 2025

(VNF) - Dù Chính phủ kiến nghị xem xét tăng lương công chức, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2026, nhưng nhiều ý kiến tại Quốc hội cho rằng việc này vẫn chưa có đủ cơ sở, khi ngân sách còn eo hẹp và tình hình kinh tế 2025 vẫn là ẩn số lớn.

Cựu Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Cựu Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Đà Nẵng bỏ quận huyện, còn 18 xã phường và 1 đặc khu

Đà Nẵng bỏ quận huyện, còn 18 xã phường và 1 đặc khu

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Kể cả bất ổn, Hoà Phát vẫn không giảm mục tiêu lợi nhuận’

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Kể cả bất ổn, Hoà Phát vẫn không giảm mục tiêu lợi nhuận’

Điểm tên nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho đường dây 600 loại sữa giả

Điểm tên nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho đường dây 600 loại sữa giả

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Tiềm lực kinh tế Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước ngày ‘về một nhà’

Tiềm lực kinh tế Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước ngày ‘về một nhà’

ADB và WB hỗ trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án lớn tại Việt Nam

ADB và WB hỗ trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án lớn tại Việt Nam

Trụ sở huyện dôi dư sau sáp nhập, chuyển thành trường học và bệnh viện

Trụ sở huyện dôi dư sau sáp nhập, chuyển thành trường học và bệnh viện

Bỏ cấp huyện, toàn bộ biên chế sẽ dồn về xã sau sáp nhập

Bỏ cấp huyện, toàn bộ biên chế sẽ dồn về xã sau sáp nhập

Hoạt động cho vay margin khởi sắc, MBS báo lãi kỷ lục

Hoạt động cho vay margin khởi sắc, MBS báo lãi kỷ lục

Tổng Bí thư: 'Không được quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia'

Tổng Bí thư: 'Không được quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia'

Tinh gọn bộ máy: Tỉnh tối đa 15 sở, xã không quá 40 công chức

Tinh gọn bộ máy: Tỉnh tối đa 15 sở, xã không quá 40 công chức

Không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao

Không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao

Bầu cử sớm Quốc hội khóa XVI, dự kiến có 500 đại biểu, 40% là chuyên trách

Bầu cử sớm Quốc hội khóa XVI, dự kiến có 500 đại biểu, 40% là chuyên trách

Thủ tướng: ‘Từ đầu nhiệm kỳ, không có năm nào không khó khăn’

Thủ tướng: ‘Từ đầu nhiệm kỳ, không có năm nào không khó khăn’

Kết thúc hoạt động của 12 thanh tra bộ và thanh tra cấp sở, huyện

Kết thúc hoạt động của 12 thanh tra bộ và thanh tra cấp sở, huyện

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Chính phủ duy trì lượng cán bộ sau sáp nhập, tinh giản trong 5 năm

Chính phủ duy trì lượng cán bộ sau sáp nhập, tinh giản trong 5 năm

Hai cựu ĐB Quốc hội kháng cáo: Lê Thanh Vân kêu oan, Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ

Hai cựu ĐB Quốc hội kháng cáo: Lê Thanh Vân kêu oan, Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ

Lý do đặc biệt để Cao Bằng không bị sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn

Lý do đặc biệt để Cao Bằng không bị sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn

Thủ tướng khuyến khích đặt tên xã, phường theo tên huyện cũ và số thứ tự

Thủ tướng khuyến khích đặt tên xã, phường theo tên huyện cũ và số thứ tự

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng