'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của LSP, ngày 25/6/2018, công ty đã ký Phụ lục bổ sung hợp đồng gói thầu A1 (Olefins) và gói A2 (Khu bồn bể và đường ống kết nối) để điều chỉnh giá và cấu hình tổ hợp không có ethane.
2 ngày sau đó, LSP đã ký hợp đồng gói thầu B (HDPE) gói C (PP) và gói D (LLDPE). Trước đó vào ngày 20/6, công ty đã ký hợp đồng giói F (cầu cảng).
Còn gói G (nhà máy tiện ích trung tâm), LSP cho biết đang đàm phán lại để phù hợp với cấu hình không có ethane, dự kiến sẽ ký hợp đồng trong tháng 7 năm nay.
Về gói L (san lấp mặt bằng), LSP cho hay gói này vẫn đang trong quá trình đấu thầu, dự kiến sẽ ký hợp đồng trong tháng 8 tới.
Về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC), LSP cho biết do đã ký các hợp đồng EPC nên công ty có nghĩa vụ thanh toán cho các nhà thầu EPC theo các mốc thanh toán quy định tại hợp đồng.
Theo quy định, các nhà đầu tư chỉ có thể góp ngân vốn theo kế hoạch đăng ký tại IRC. Kế hoạch góp vốn hiện tại của LSP chưa được cập nhật và số tiền hiện có không đủ để thanh toán cho các nhà thầu EPC, vì vậy LSP sẽ phải nộp hồ sơ và được cấp IRC điều chỉnh tiến độ góp vốn trong tháng 8/2018.
Về giấy phép xây dựng, LSP hiện đang kiến nghị Bộ Xây dựng ủy quyền cho Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xem xét cấp giấy phép xây dựng cho công ty.
Công ty cũng cho biết thiết kế cơ sở/thiết kế kỹ thuật gói san lấp mặt bằng đã được Bộ Công Thương thẩm định và được LSP phê duyệt. Công ty sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép san lấp mặt bằng và dự kiến sẽ được cấp phép trong tháng 7 tới.
Về mặt bằng khu đất, LSP cho hay công ty đã có văn bản gửi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin xem xét khoản phạt chậm nộp tiền thuê đất của dự án. Khoản phạt chậm nộp này phát sinh do tiền thuê đất cao hơn nhiều so với số tiền thuê đất đã thỏa thuận tại Thỏa thuận tạm ứng tiền thuê đất. Vì vậy, LSP phải xin phê duyệt bổ sung tiền thuê đất để tăng thêm từ Hội đồng thành viên công ty.
Tuy nhiên, LSP cũng nhấn mạnh do quá trình chuyển nhượng vốn của PVN cho Vina SCG Chemicals Company Limited mất nhiều thời gian nên LSP không thể sớm có được sự phê duyệt làm phát sinh khoản phạt chậm nộp tiền thuê đất.
Về gói thầu L sẽ được triển khai trong tháng 8 tới, LSP khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng gồm: hộ gia đình tái chiếm, chưa di dời, hiện đang sống trong mặt bằng khu đất dự án; và một số hộ gia đình có đất bị biển xâm thực đang khiếu nại yêu cầu bồi thường, 2 hộ canh tác thủy sản trên khu vực nhà nước quản lý hiện chưa di dời khỏi khu vực cảng 194ha.
Khu vực cảng LSP bao gồm diện tích khu vực biển 181 ha và diện tích đất mặt nước 13 ha. Nhà thầu gói F (cầu cảng) sẽ triển khai công tác nạo vét trong tháng 9/2018. Muốn vậy, mặt bằng phải được giao cho LSP trước đó một tháng.
Về khu vực biển 181 ha, ngày 17/4/2018, LSP đã nộp hồ sơ xin thuê diện tích khu vực biển 181 ha đến Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường). LSP hiện đang chờ quyết định giao đất khu vực biển để bắt đầu công tác nạo vét trong tháng 9/2018.
Đối với diện tích đất mặt nước 13 ha, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trình Thủ tướng hồ sơ xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020), trong đó bao gồm diện tích đất mặt nước 13 ha của LSP.
Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình về việc thay đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng phòng hộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo giải trình về việc thay đổi mục đích sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. LSP quan ngại việc phê duyệt này bị chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ gói F, nhà thầu sẽ không thể triển khai theo tiến độ đã đề ra và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
Về vấn đề cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với tổ hợp hóa dầu Long Sơn, LSP cho biết do cấu hình không có ethane, công ty phải thiết kế lại tổ hợp để sử dụng propane và naphtha (thay cho ethane).
LSP nhận định sẽ có phát sinh khối lượng khí đốt dư thừa và công ty cần phải lắp đặt các tổ máy nhỏ để phát điện tua bin chạy bằng khí nhiên liệu với nhu cầu khoảng 2x10MW để tận dụng lượng khí nhiên liệu phát sinh trong quá trình sản xuất. Lượng điện sản xuất ra sẽ được sử dụng cho nhu cầu nội bộ của LSP. Còn LSP vẫn có nhu cầu phải sử dụng lượng điện tối đa khoảng 103 MW do EVN cung cấp như đã được phê duyệt tại Quyết định 1531/QĐ-BCT ngày 21/4/2016.
Theo ý kiến của Tổng cục Năng lượng tại công văn số 0137/TCNL-KH và QH ngày 6/2/2013 về hướng dẫn triển khai thủ tục xây dựng nhà máy điện của Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, trong trường hợp nhà máy điện chỉ phục vụ mục đích tự cấp điện cho các phân xưởng, hạng mục thuộc tổ hợp LSP (do LSP làm chủ đầu tư), không bán điện cho đối tượng khác; và nhà máy điện là một hạng mục (hoặc dự án thành phần) cùng chủ đầu tư với nhà máy hóa dầu của dự án tổng thể của tổ hợp LSP đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì LSP không cần thực hiện các thủ tục bổ sung nhà máy điện vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và được miễn Giấy phép hoạt động điện lực. Ngày 4/6/2018, LSP đã có văn bản gửi Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu xin xác nhận về việc này.
Theo LSP, nhà thầu gói F (cầu cảng) sẽ bắt đầu công việc nạo vét vào tháng 9 năm nay. Trước đó, LSP đã nộp đơn xin cấp phép đổ thải vào ngày 9/3/2018.
LSP hiện đang đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo hỗ trợ tổ chức họp thẩm định vào ngày 10/7/2018 làm cơ sở để LSP trình lại hồ sơ cho Tổng cục xem xét phê duyệt trong tháng 8/2018.
Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), LSP cho biết sẽ trao thầu tư vấn ĐTM trong tháng 7/2018 để điều chỉnh các thay đổi và dự kiến trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 10/2018.
ĐTM là điều kiện cần cho công tác cấp giấy phép, dự kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phê duyệt các thay đổi trong báo cáo trong tháng 12/2018.
Về thu xếp tài chính, LSP cho hay công ty đang làm việc với các ngân hàng trong danh sách ngắn để thống nhất các hợp đồng vay vốn dài hạn. Công ty dự kiến sẽ ký hợp đồng vay trong tháng 7 năm nay.
Về lao động, khoảng 130 công nhân sẽ tham gia tại công trường LSP trong tháng 9/2018. Số lượng lao động tại công trường tính đến năm 2019 sẽ vào khoảng 620 người.
Từ các vấn đề nêu trên, LSP kiến nghị Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm Dầu khí có sự hỗ trợ đối với công ty. Những hỗ trợ này bao gồm: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trong tháng 8/2018, trong đó có tiến độ góp vốn điều chỉnh; Bộ Xây dựng ủy quyền UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp giấy phép xây dựng cho LSP; hỗ trợ LSP xem xét lại số tiền phạt khi chậm nộp tiền thuê đất; hỗ trợ LSP để đẩy nhanh quá trình cho thuê khu vực biển 181 ha, quyết định cho thuê phải được ban hành trong tháng 8/2018.
Bên cạnh đó, LSP cũng kiến nghị hỗ trợ công ty để Thủ tướng sớm phê duyệt kế hoạch sử dụng đất tổng thể tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (bao gồm phần diện tích đất mặt nước 13 ha của LSP) trong tháng 7/2018.
Ngoài ra, LSP mong muốn Ban Chỉ đạo hướng dẫn Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và/hoặc các cơ quan liên quan xác nhận về việc LSP không phải đăng ký việc sử dụng STG 20 MW vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và/hoặc Quy hoạch phát triển điện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cùng với đó là hướng dẫn Tổng cục Biển và Hải đảo cấp giấy phép đổ thải cho LSP trong tháng 7/2018 và yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xem xét, chấp thuận/phê duyệt các thay đổi của ĐTM.
Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) được PetroVietnam khởi động từ năm 2008 với QPI. Tuy nhiên, mãi đến tháng 2/2018, dự án mới được khởi động với vai trò chính thuộc về SCG của Thái Lan. Nhà đầu tư này cũng đã tăng tổng vốn đầu tư của dự án từ 3,8 tỷ USD theo kế hoạch trước đó lên 5,4 tỷ USD. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng, đóng góp ngân sách khoảng 60 triệu USD/năm và thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.