Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tờ Sydney Morning Herald ngày 23/4 dẫn lời Ngoại trưởng Australia, Thượng nghị sĩ Marise Payne cho biết bà bày tỏ quan ngại sâu sắc về "một loạt sự cố và hành động gần đây" ở Biển Đông như các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước bị cản trở, hai quận mới được tuyên bố thành lập và tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm.
Ngoại trưởng Payne khẳng định Australia không đứng về phía nào trong tranh chấp, tuy nhiên, Australia có "lợi ích lớn trong sự ổn định của tuyến đường thủy quan trọng cùng các quy tắc và luật lệ ở Biển Đông".
"Australia kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Điều quan trọng tại thời điểm này là tất cả các bên kiềm chế những hoạt động gây mất ổn định và xuống thang căng thẳng để cộng đồng quốc tế có thể tập trung ứng phó đại dịch Covid-19”, nhà ngoại giao Australia nhấn mạnh.
Trước đó, theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, rạng sáng ngày 2/4, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Mới đây, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Trung Quốc đang lợi dụng bối cảnh thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để thực hiện "hành vi khiêu khích" nhằm gây áp lực đối với Hong Kong, Đài Loan và bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là hành vi đâm chìm tàu cá của Việt Nam.
Ông Pompeo nhấn mạnh “Mỹ kịch liệt phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và hy vọng các nước khác sẽ yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng 4 cũng đã ra tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho rằng đây là vụ việc mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố hàng hải trái pháp luật và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.
Bà Ortagus cũng liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc nhằm xác lập các yêu sách biển bất hợp pháp ở Biển Đông kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, như lập “các trạm nghiên cứu” ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Mỹ thì khẳng định hành vi của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị ép buộc và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của các đồng minh và đối tác nhằm đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Xem thêm >> Trung Quốc ban hành danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông, Việt Nam nói gì?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.