Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

Hà Thạch - 29/06/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư lên đến nghìn tỷ đồng vẫn chưa tìm được chủ đầu tư.

Cụ thể, dự án khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng tại xã Vạn Yên, các quy hoạch của dự án được triển khai từ năm 2016. Dự án có quy mô sử dụng đất hơn 390ha, vốn đầu tư đề xuất gần 50.400 tỷ đồng.

Bối cảnh 3D Khu kinh tế Vân Đồn thuộc xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đến nay dự án vẫn chưa triển khai, nhà ở của các hộ dân đã bị xuống cấp trầm trọng nhưng không được sửa chữa, xây dựng mới, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Đối với khu đô thị Hải Đăng Vân Đồn, dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 24/01/2019.

Ngày 15/2/2019, UBND tỉnh đã thông báo yêu cầu tạm dừng việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án do Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị Hải Đăng Vân Đồn phê duyệt năm 2016 có diện tích cho phát triển dịch vụ, du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích dự án, chưa phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch, dịch vụ của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 7/4/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án trong đó cơ quan đồng ý đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế về định hướng điều chỉnh quy hoạch dự án này theo hướng tăng diện tích dịch vụ, hạ tầng xã hội đảm bảo phù hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040.

Ngày 27/10/2020, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn đã có Văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét, gia hạn thời gian lập, trình duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu đô thị Hải Đăng Vân Đồn và được UBND tỉnh chấp thuận gia hạn thời gian hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch trong quý IV/2020.

Hiện tại, huyện Vân Đồn đang phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế rà soát quy hoạch chi tiết đảm bảo thực hiện quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Còn dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2022.

Dự án Monbay Vân Đồn có diện tích quy hoạch gần 300ha, gồm đất liền gần 280ha và khu vực biển hơn 20ha.

Quy mô khách lưu trú khoảng 3.000 người/ngày, dân số khoảng 9.800 người. Tổng vốn đầu tư 25.123 tỷ đồng; trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án 24.883 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư 240 tỷ đồng.

Thời hạn hoạt động của dự án 70 năm, kể từ thời điểm nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án. Tiến độ đầu tư dự kiến 9 năm, từ quý II/2022 đến hết quý IV/2030.

Sau khi tổ chức đấu thầu nhưng không có nhà đầu tư đáp ứng được năng lực, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn đã gửi các hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo UBND tỉnh ban hành quyết định về việc hủy thầu dự án vào tháng 11/2022.

Hiện nay, huyện Vân Đồn đang phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế rà soát lại toàn hộ hiện trạng sử dụng đất của dự án, cung cấp bổ sung thông tin về diện tích các khu vực đất do Nhà nước quản lý và việc quản lý đối với diện tích đất đã được UBND tỉnh thu hồi để đảm bảo đề xuất được hình thức lựa chọn nhà đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật.

Bất động sản Vân Đồn qua thời 'vàng son': Giảm giá 2/3 vẫn ế

Bất động sản Vân Đồn qua thời 'vàng son': Giảm giá 2/3 vẫn ế

Bất động sản
(VNF) - Từng có một thời bất động sản Vân Đồn (Quảng Ninh) sốt nóng với kỳ vọng nơi đây là trung tâm du lịch lớn của tương lai. Thế nhưng, khi những dự án hạ tầng nghìn tỷ như: cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, bến cảng Ao Tiên… hoàn thành và đi vào sử dụng tạo nên nền tảng phát triển cho Vân Đồn thì bất động sản nơi đây lại hạ nhiệt.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

(VNF) - Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hủa Na (HOSE: HNA) – DN đang sở hữu Nhà máy thuỷ điện Hủa Na đang lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc dùng tài sản của công ty thế chấp ngân hàng, mở rộng quy mô phát triển...

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

(VNF) - Tổng giá trị tồn kho bất động sản ước tính đến cuối tháng 3/2024 khoảng hơn 286.000 tỷ đồng (tương đương hơn 11,4 tỷ USD). Chuyên gia cho rằng giá trị tồn kho thực chất phản ánh vướng mắc về pháp lý của các dự án và khó khăn về dòng tiền triển khai dự án của các chủ đầu tư.

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

(VNF) - Các công ty sản xuất ô tô Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế nhằm đạt 33% thị phần ô tô toàn cầu vào năm 2030.

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất viên nén sinh học và chế biến vật liệu gỗ nội thất.

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

(VNF) - Tình hình giao dịch bất động sản quý II/2024 tại tỉnh Lâm Đồng tăng mạnh so với quý trước, tăng mạnh nhất là phân khúc đất nền.

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

(VNF) - HDI Global SE dự kiến mua vào 7 triệu cổ phiếu PVI, trong khi đó nhóm IFC sẽ bán ra 9 triệu cổ phiếu PVI.

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

(VNF) - Trong tháng 6, lượng vốn FDI điều chỉnh tăng vượt trội với gần 1,9 tỷ USD, góp phần làm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

(VNF) - Có hiệu lực cùng ngày với Luật Đất đai, Nghị định mới về giá đất đã xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm: so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất.

Kinh doanh vàng: Hàng hóa đặc biệt, thương mại có điều kiện

Kinh doanh vàng: Hàng hóa đặc biệt, thương mại có điều kiện

(VNF) - Bất chấp thực tế người dân xếp hàng mua vàng, với nguồn lực đủ, nhà điều hành bình tĩnh hạ giá vàng bán từng ngày với quyết tâm bình ổn thị trường, kiểm soát chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp…