Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo được công bố ngày 27/6 bởi Công ty tư vấn AlixPartners, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dự kiến sẽ tích cực xuất khẩu ra nước ngoài với mục tiêu lấp đầy 33% thị phần ô tô toàn cầu vào năm 2030.
Doanh số xuất khẩu ô tô của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 3 triệu lên 9 triệu chiếc vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng khoảng 3-13% thị phần vào cuối thập kỷ này.
Theo AlixPartners, các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Trung Quốc đang hướng tới phát triển trên tất cả các thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, sẽ có những khu vực được tập trung phát triển nhiều hơn, và một vài quốc gia khác vẫn sẽ nằm trong kế hoạch mở rộng nhưng quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như Nhật Bản, Bắc Mỹ, Mỹ…
Lý do là vì các nước này có tiêu chuẩn an toàn phương tiện nghiêm ngặt hơn và chính quyền đã công bố sẽ áp mức thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại châu Âu, nơi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã có một vị trí nhất định trong thời gian gần đây cũng sẽ chứng kiến thị phần các thương hiệu ô tô Trung Quốc tăng gấp đôi từ 6% lên 12% vào năm 2030, AlixPartners đánh giá.
Tại Bắc Mỹ, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dự kiến chỉ đạt được 3% thị phần, chủ yếu là ở Mexico.
Tại hầu hết các khu vực lớn khác trên thế giới, báo cáo của AlixPartners cho thấy thị phần của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân, đặc biệt là tại Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi.
Tại thị trường nội địa, các thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng có thể sẽ chiếm đến 72% thị phần, tăng 13% so với hiện nay.
Các hãng sản xuất ô tô lâu đời và từng được người Trung Quốc ưa chuộng như General Motors đã mất đi vị thế vốn có trong những năm gần đây, thay vào đó, ngành công nghiệp ô tô nội địa Trung Quốc phát triển nhanh chóng với sự có mặt của các “ông lớn” như BYD, Geely và Nio.
Ông Mark Wakefield, đồng lãnh đạo toàn cầu về hoạt động công nghiệp và ô tô tại AlixPartners đánh giá: “Trung Quốc là kẻ huỷ diệt mới của ngành công nghiệp ô tô. Quốc gia này có khả năng tạo ra những loại xe rẻ hơn với công nghệ, thiết kế tiên tiến hơn, đồng thời còn chế tạo và đưa ra thị trường với tốc độ nhanh hơn”.
Thị trường sản xuất ô tô Trung Quốc đang ngày một nở rộ nhờ những lợi thế về chi phí, chiến lược sản xuất nội địa hóa, các phương tiện sử dụng công nghệ cao đáp ứng sở thích ngày càng tăng của người tiêu dùng về thiết kế và độ mới mẻ.
Theo đó, các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh với thời gian chỉ bằng một nửa so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống, rút ngắn từ 40 tháng xuống còn 20 tháng. Các doanh nghiệp Trung không đi theo những kỹ thuật lối mòn, thay vào đó chú trọng vào thiết kế và thử nghiệm theo tiêu chuẩn riêng.
Sự mở rộng nhanh chóng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại đối với các nhà sản xuất ô tô lâu đời trên thế giới. Nguyên nhân đến từ các mẫu xe giá rẻ của Trung Quốc sản xuất đang được bày bán tràn lan trên khắp các thị trường, đặc biệt trong tương lai sẽ còn mở rộng hơn nữa. Điều này sẽ khiến các mẫu xe sản xuất trong nước buộc phải giảm giá thành nếu muốn cạnh tranh, nhất là đối với các dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện.
Theo ông Wakefield, nếu các nhà sản xuất ô tô truyền thống muốn cạnh tranh với những đơn vị sản xuất ô tô Trung Quốc, thì họ cần xem xét lại quy trình phát triển kinh doanh cũng như tốc độ phát triển sản phẩm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.