'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, đi cùng với những lợi ích, Hiệp định EVFTA cũng mang lại một số thách thức. Các đại biểu đề nghị, làm rõ những thuận lợi và thách thức như: Hiệp định tạo ra sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ từ châu Âu cho doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi thương mại, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững…. đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả chủ trương cải cách thủ tục hành chính.
Một số ý kiến cũng đề nghị, Chính phủ đánh giá thêm tác động của Hiệp định sau đại dịch Covid-19. Song song với việc chỉ ra được các thách thức, Chính phủ cần dự báo xu hướng phát triển kinh tế quốc tế; đề ra được các giải pháp xử lý đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc áp dụng tự động hóa trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ có ảnh hưởng đến nhóm ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Do đó cần đánh giá cụ thể hơn cả tác động tích cực, tiêu cực đến các ngành và nhìn nhận lại năng lực của Việt Nam để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phát huy thế mạnh để tận dụng các cơ hội và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ Hiệp định, có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng từ Hiệp định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần có Nghị quyết riêng kèm theo Hiệp định và được công bố với thời hiệu trong 5 năm. Nghị quyết của Quốc hội cũng có hiệu lực như Luật, điều chỉnh các mối quan hệ mới để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Chính phủ phải có lộ trình, bước đi và cách làm cụ thể sau khi Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được chính thức khởi động đàm phán vào năm 2012.
Sau khi kết thúc đàm phán và tiến hành rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định thì nội bộ EU phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến phân định thẩm quyền phê chuẩn các FTA giữa EU và từng nước thành viên, do đó EU đề xuất tách Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU thành 02 Hiệp định riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) chính là toàn bộ nội dung đã được hai Bên thống nhất trước đây nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiệp định này thuộc thẩm quyền phê chuẩn của EU.
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu và Nghị viện các nước Thành viên. Hiệp định EVFTA sau đó được hai Bên thống nhất và hoàn tất các thủ tục để tiến tới ký Hiệp định.
Ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cùng với Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp của Ru-ma-ni (đại diện Chủ tịch EU) và Cao ủy thương mại EU đã ký Hiệp định EVFTA.
Cũng trong ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng với Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp của Ru-ma-ni (đại diện Chủ tịch EU) và Cao ủy thương mại EU đã ký Hiệp định EVIPA.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.