Chuyên gia: ‘Cam kết của CPTPP, EVFTA cực khó, có những thứ không giải thích được’

Vĩnh Chi - 23/03/2020 12:25 (GMT+7)

(VNF) – Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh việc giải thích các quy định, cam kết trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA là rất cần thiết để các doanh nghiệp nắm được; và việc giải thích này nên do những chuyên gia trực tiếp đàm phán hiệp định thực hiện.

VNF

Doanh nghiệp cần phải chấp nhận mất chi phí ban đầu

Tại cuộc tọa đàm “EVFTA – Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU”, bà Nguyễn Thu Trang cho hay: ở bình diện chung, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn các doanh nghiệp EU, tuy nhiên ở một số ngành nhất định, Việt Nam vẫn có lợi thế vượt trội.

Điều may mắn hơn cả là cơ cấu kinh tế Việt Nam và EU không có sự cạnh tranh trực tiếp mà là cạnh tranh bổ sung. Những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam không phải là thế mạnh của EU và ngược lại.

“Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí nhất định để điều chỉnh sản xuất. Ví dụ để đáp ứng quy tắc xuất xứ của hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi về nguồn cung nguyên liệu, từ nước ngoài sang nội địa. Mua từ nội địa thì đắt hơn, nhưng điều đó lại giúp các doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu hàng sang EU”, bà Trang nói.

Ngoài chi phí nói trên, bà Trang cũng lưu ý về chi phí tuân thủ. Cụ thể, việc đáp ứng các cam kết, quy định trong EVFTA sẽ dẫn đến sự thay đổi về pháp luật của Việt Nam. Điều này dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ phải chịu thêm các chi phí tuân thủ.

“Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chấp nhận những chi phí như vậy để thay đổi và tận dụng cơ hội”, bà nói.

Doanh nghiệp tự cứu mình trước khi chờ nhà nước hỗ trợ

Đề cập đến khả năng phòng vệ thương mại, bà Trang cho hay kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có các biện pháp phòng vệ. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam có pháp lệnh phòng vệ từ năm 2003 – 2004, sau 6 năm mới có vụ kiện tự vệ đầu tiên, sau 10 năm mới có vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên. Lũy kế đến nay, Việt Nam có 9 vụ chống bán phá giá, 6 vụ tự vệ.

“Các doanh nghiệp đã bắt đầu quen với phòng vệ, nhà nước cũng có công cụ, thực tiễn đã sử dụng được”, bà Trang khẳng định.

Tuy nhiên, bà Trang cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động trước khi nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. “Nếu muốn tận dụng cơ hội thì doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, nhà nước có giới thiệu cơ hội mà doanh nghiệp không chịu đọc thì cũng chịu. Trước khi mong muốn ai cứu mình, doanh nghiệp phải tự cứu”.

Dù vậy, nữ Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cũng không phủ nhận vai trò hỗ trợ quan trọng của nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp. Theo bà, có ít nhất 3 khía cạnh cho thấy các doanh nghiệp rất cần được nhà nước hỗ trợ.

Một là các cam kết trong các hiệp định. “Các cam kết khó cực kỳ, chúng tôi chỉ ăn và tìm hiểu để giải thích cho doanh nghiệp hiểu cũng rất khó. Tôi mong các anh chị đi đàm phán trực tiếp hãy giải thích cho doanh nghiệp. VCCI dù cố gắng những có nhiều thứ không giải thích được”.

Hai là có những việc doanh nghiệp có thể làm nhưng không hiệu quả. “Ví dụ thông tin cơ bản về nhu cầu, xu hướng của thị trường, đây là thứ các thương vụ của Bộ Công Thương nắm rất rõ, Bộ nên hỗ trợ để các doanh nghiệp không cần tốn công sức tìm hiểu. Doanh nghiệp chỉ cần tìm hiểu về đối tác hoặc các vấn đề của riêng họ”.

Ba là các cơ quan nhà nước cần có tư duy hành động không chỉ tuân theo hiệp định mà còn vượt lên trên hiệp định để cải thiện môi trường kinh doanh, để các doanh nghiệp có thể rảnh tay nâng cao hiệu quả sản xuất, không còn phải lo lắng về các rào cản.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: sự chủ động của các doanh nghiệp là rất quan trọng.

“Một doanh nghiệp đưa hàng vào thị trường EU, thay vì chạy đến hỏi cơ quan nhà nước về thủ tục, thị trường, họ bỏ vài chục nghìn USD thuê một công ty nghiên cứu, đánh giá, xem hàng vào EU cần đáp ứng quy định gì. Sự tiếp cận nghiêm túc và chủ động của doanh nghiệp là rất quan trọng.

“EVFTA được ví như cao tốc, nhưng không phải xe nào cũng được chạy trên cao tốc. Thị trường EU rất lớn nhưng không phải ai cũng có thể đi vào đó. Doanh nghiệp đã xác định EU là thị trường mục thì cần có cách tiếp cận bài bản. Mặt khác, trong quan hệ với EU, cần xây dựng chuỗi cung ứng, trong chuỗi đó có các doanh nghiệp đi đầu, ta cần tham gia. Mỗi doanh nghiệp có bài toán riêng, cách tính riêng, cơ quan nhà nước rất khó khuyên họ phải làm gì”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.