'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau hơn một năm thực thi, những cơ hội và lợi ích của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam được cho là chưa rõ nét, thậm chí có ý kiến cho rằng lợi ích của hiệp định này chỉ nằm trên giấy.
Phản biện quan điểm nói trên, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương, cho biết trong quá trình báo cáo Quốc hội phê chuẩn CPTPP, Chính phủ đã nói rõ sau khi Mỹ rút, những lợi ích của hiệp định không còn lớn như trước kia. Tuy nhiên, với chủ trương hội nhập và chuẩn bị cho những bước cao hơn, Quốc hội vẫn phê chuẩn hiệp định này.
Theo ông Thái, báo cáo của Chính phủ đã đánh giá tác động của CPTPP ở mức vừa phải, chẳng hạn như xuất nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến xuất khẩu sang thị trường CPTPP tăng 4,04% đến năm 2035, tức trung bình tăng 700 triệu USD/năm.
“Thực tế, ta tận dụng tốt hơn. Ví dụ năm 2019, dù hiệp định thực thi chưa đủ 1 năm nhưng kim ngạch của Việt Nam với các nước thuộc CPTPP tăng khá, nhất là với 2 thị trường Canada và Mexico, mức tăng lần lượt là 26% và 29%. Trước đây, ta nhập siêu 0,9 tỷ USD với các nước CPTPP nhưng năm 2019, ta xuất siêu 1,6 tỷ USD.
“Tất nhiên, kết quả trên không hoàn toàn do CPTPP nhưng rõ ràng trong thành tích xuất khẩu có sự đóng góp của việc thực thi CPTPP. Đặt trong bối cảnh các nước láng giềng gặp khó khăn, sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là một thành tựu ấn tượng”, ông Thái nói.
Vị Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cũng cho rằng dù ở một số lĩnh vực Việt Nam còn chậm ban hành văn bản pháp luật, nhưng đó là chậm so với nhu cầu của CPTPP còn so với thủ tục hiện thời thì vẫn là tương đối nhanh.
Tuy nhiên, ông Thái cũng nhấn mạnh Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này, để Chính phủ có chỉ đạo các bộ ngành, địa phương quan tâm hơn đến việc thực thi hiệp định, theo hướng không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của hiệp định mà còn xem đấy là cơ hội để cải cách nền kinh tế.
Ở góc độ của cơ quan nghiên cứu – tư vấn, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng thời gian 1 năm là chưa đủ dài để đánh giá tác động của CPTPP đối với Việt Nam, nhất là trong năm 2019 – năm đặc biệt của thương mại toàn cầu, khi các căng thẳng/xung đột thương mại diễn ra nhiều nơi mà đỉnh điểm là thương chiến Mỹ - Trung.
Theo bà Trang, trong một bối cảnh đặc biệt như vậy, những kết quả Việt Nam đạt được mang ý nghĩa lớn. “Nếu không có hiệp định CPTPP, kết quả còn không được như vậy”, bà nói.
Tuy vậy, bà Trang cũng lưu ý về vấn đề cải cách thể chế của Việt Nam. Theo bà, các cam kết trong hiệp định, đến thời điểm này, đã được Việt Nam cơ bản hoàn thành, dù vẫn còn một số lĩnh vực chưa kịp ban hành văn bản.
“Sức ép về cải cách của hiệp định là khá lớn, nhưng vẫn là rất ít so với nhu cầu nội tại của Việt Nam”, bà Trang nói thêm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.