SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng 'Top 1000 Ngân hàng thế giới'
Hoàng Ngân -
05/09/2024 10:34 (GMT+7)
(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn với xếp hạng thứ 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022. Bên cạnh đó, SeABank cũng được Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Thế giới (World Confederation of Businesses – Worldcob) vinh danh cùng lúc tại 4 hạng mục cho doanh nghiệp và cá nhân lãnh đạo xuất sắc dẫn đầu.
Bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới” (Top 1000 World Banks) do tạp chí uy tín thế giới The Banker thiết lập theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế từ năm 1970. Danh sách xếp hạng được tổng hợp sau khi các ngân hàng mạnh nhất thế giới công bố báo cáo tài chính hằng năm.
Năm 2024, bảng xếp hạng Top 1000 World Banks được đánh giá dựa trên ba tiêu chí trọng yếu gồm tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và chỉ tiêu vốn cấp một.
SeABank góp mặt 3 năm liên tiếp trong bảng xếp hạng này vớithứ hạng 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022. Việc SeABank liên tục góp mặt trong bảng xếp hạng danh giá cho thấy sự phát triển ngày càng toàn diện, hoạt động an toàn, lành mạnh, đồng thời thể hiện khả năng chống chịu rủi ro tốt trước tác nhân bên ngoài và cải thiện nguồn thu theo hướng bền vững hơn so với các ngân hàng trong khu vực.
Trước đó, SeABank cũng được Tạp chí The Banker vinh danh tại hạng mục giải thưởng “Ngân hàng của năm - Bank of the Year” vào các năm 2013, 2021 và 2022.
Song hành với giải thưởng trên, Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Thế giới (World Confederation of Businesses – Worldcob) cũng vinh danh SeABank cùng lúc tại 4 hạng mục, bao gồm: hai giải dành cho tổ chức là Doanh nghiệp xuất sắc (The Bizz Awards) và Doanh nghiệp dẫn đầu (World Business Leader); hai giải dành cho cá nhân là Nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới (World Leader Businessperson) và Nhà Quản trị doanh nghiệp xuất sắc (Excellence in Business Management) trao tặng cho Phó chủ tịch HĐQT Lê Thu Thủy.
Những năm gần đây, SeABank liên tục tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SeABank đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng gần 61% cùng kỳ, tổng thu thuần (TOI) đạt 6.011 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ.
Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 39% so với cùng kỳ, đạt 1.268 tỷ đồng, tương đương 21,1% trong tổng thu thuần. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động đều có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ như ROE ở mức 16,38% và ROA đạt 1,88%. SeABank luôn đảm bảo an toàn hoạt động với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,91%.
Theo chia sẻ của ngân hàng, sự vinh danh từ các tổ chức uy tín quốc tế là tiền đề để SeABank tiếp tục mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và duy trì tăng trưởng bền vững trong tương lai, từng bước tiến đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
Thông tin về SeABank
Được thành lập vào năm 1994, SeABank có hơn 3,2 triệu khách hàng, gần 5.500 nhân viên và 181 điểm giao dịch trên toàn quốc. Mục tiêu của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách cung cấp hệ thống các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.
SeABank sở hữu số vốn điều lệ 24.957 tỷ đồng, được Moody’s xếp hạng Ba3 ở nhiều danh mục quan trọng, đồng thời là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III.
Theo chiến lược phát triển “Hội tụ số”, SeABank tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận hành nội bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình, gia tăng hiệu quả hoạt động, mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao
(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.
(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.
(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.
(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.