Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phó chủ tịch thường trực Sacombank cho hay tính đến cuối tháng 5, Sacombank đã đạt gần 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm, lợi nhuận trước thuế đạt 404 tỷ đồng, bằng 89,8% kế hoạch cả năm đề ra. Đó là kết quả của việc Ngân hàng đã quản trị chi phí hoạt động chặt chẽ, ưu tiên các chi phí trực tiếp phát triển kinh doanh, tiết kiệm, cắt giảm, kéo giãn các chi phí chưa thực sự cần thiết. Chi phí dự phòng rủi ro được tính toán, phân bổ phù hợp theo năng lực tài chính.
Song song đó, Sacombank quyết liệt kiểm soát chất lượng nợ, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng. 5 tháng đầu năm, ngân hàng tự xử lý được gần 740 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi gần 195 tỷ đồng nợ bán VAMC; đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank đã xử lý/thu hồi được hơn 900 tỷ đồng.
Về vấn đề nợ xấu của Sacombank, ông Dũng cho hay Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua sẽ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Chính phủ có khuôn khổ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.
Đây là bước đột phá cần thiết nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài những năm qua. Theo Nghị quyết, các ngân hàng được bán nợ xấu theo giá thị trường, có thể thấp hơn giá trị sổ sách. Ngoài ra, vấn đề then chốt là quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được khơi thông, tạo cơ sở để đẩy nhanh quá trình xử lý thu hồi và bán tài sản.
"Nợ xấu là vấn đề trọng tâm mà Sacombank cần phải xử lý theo đề tài tái cấu trúc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, nợ xấu sẽ được Sacombank tập trung xử lý bằng nhiều biện pháp, dự kiến giải quyết cơ bản trong vòng 3-5 năm. Nghị quyết nợ xấu sẽ cung cấp thêm phương tiện để hỗ trợ Sacombank đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xử lý nợ xấu của mình. Hiện ngân hàng vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn để có thể nhanh chóng vận dụng trong việc xử lý nợ xấu", ông nói.
Lãnh đạo này cũng cho hay nợ xấu của Sacombank hầu hết đều có tài sản bảo đảm, đa phần là bất động sản. Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ giúp Sacombank nhanh chóng khơi thông dòng chảy vốn khi xử lý các khối bất động sản tiềm năng.
Nhìn về tương lai, ông Dũng cho rằng Sacombank "có rất nhiều thuận lợi là nền tảng vững chắc giúp ngân hàng vượt qua nhiều thách thức trong thời gian vừa qua và nếu được tiếp tục duy trì, phát huy thì sẽ mang lại những kết quả khả quan", chẳng hạn có nền tảng hoạt động và giá trị văn hóa doanh nghiệp vững chắc; hệ thống văn bản lập quy và quy trình quản lý rủi ro được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ; thương hiệu đã tạo dấu ấn trong lòng khách hàng; quy mô hoạt động lớn nhất nhóm ngân hàng thương mại cổ phần...
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Sacombank cũng có một số khó khăn nhất định cần có lộ trình phù hợp. Trọng tâm ưu tiên là phải kéo giảm tỷ lệ tài sản không sinh lời và nợ xấu cao; tăng cường năng lực tài chính và tập trung hệ thống kiểm tra giám sát. Đặc biệt, phải nỗ lực đẩy mạnh công tác phát triển kinh doanh để gia tăng hiệu quả và rút ngắn lộ trình tái cơ cấu theo đề án đã được duyệt.
Ông Kiều Hữu Dũng nguyên là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từng giữ chức Vụ trưởng tại cơ quan này. Trước đại hội cổ đông mới đây của Sacombank, ông cũng từng là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.