Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hôm 30/5, Tòa án Nhân dân Tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 4 nguyên đơn yêu cầu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) hoàn trả số tiền hơn 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm dụng.
Bốn nguyên đơn nói trên gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank-Berjaya, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại An Lộc.
Trước đó, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.Hồ Chí Minh cho rằng Huỳnh Thị Huyền Như là nhân viên Vietinbank, là người phạm tội gây thiệt hại nên phải bồi thường chứ ngân hàng không có trách nhiệm. Cùng với đó, Tòa phúc thẩm tuyên Huyền Như án chung thân vì các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Reuters dẫn lời bà Josephine Yei - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Chứng khoán SBBS, một trong 4 công ty kháng cáo rằng bà Josephine Yei không hy vọng sẽ thu lại 10 triệu USD bị chiếm dụng từ Huỳnh Thị Huyền Như.
Sau khi Tòa bác kháng cáo, bà Josephine Yei cảm thấy “đau lòng và không nói nên lời” vì “số tiền này chiếm 70% vốn điều lệ của công ty và có thể khiến cho doanh nghiệp này phá sản".
Tháng 8 năm 2011, SBBS đã gửi 10 triệu USD (210 tỷ đồng) vào VietinBank. Hai tháng sau, SBBS chỉ còn lại 1% số tiền gửi ban đầu.
Bốn công ty gửi đơn kháng cáo vì họ cho rằng họ gửi tiền hợp pháp vào Vietinbank. Để xảy ra sự cố là do Vietinbank có lỗi trong quản lý tiền của khách hàng và quản lý nhân viên để bà Huyền Như chiếm đoạt, nên ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường.
Một luật sư nói với Reuters rằng: “Tại nhiều nước, các ngân hàng có thể phải chịu trách nhiệm cho việc biển thủ tiền gửi của khách hàng nếu có bằng chứng ngân hàng sơ suất, sao nhãng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quy trách nhiệm có thể hiểu một cách rộng hơn khi kẻ lừa đảo làm những việc vượt quá quyền hạn của họ”.
Ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch hãng luật SBLAW tại Hà Nội nói trước khi phiên tòa hôm 30/5 diễn ra: "Việt Nam không có các án lệ cho những trường hợp như vậy nên nó phụ thuộc hoàn toàn vào cách suy nghĩ của hội đồng xét xử".
Hội đồng xét xử hôm 30/5 cho biết các nạn nhân đã ký các hợp đồng hứa hẹn lãi suất cao hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc này là bất hợp pháp.
Ngược lại, SBBS nói họ không biết gì về mức lãi suất bất hợp pháp, và lập luận rằng các hợp đồng với chữ ký giả mạo nên được coi là vô hiệu.
Sau khi hội đồng xét xử bác kháng cáo của 4 công ty, bà Nguyễn Thị Minh Huyền – luật sư của SBBS nói “Nhà đầu tư trong và ngoài nước đang theo sát trường hợp này để biết cách mà khung pháp lý đang bảo vệ người gửi tiền tại Việt Nam”.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.