Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quý IV/2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, trong đó, tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế (LNTT) lần lượt đạt 14,4 nghìn tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ) và 7,1 nghìn tỷ đồng (tăng 28,5% so với cùng kỳ).
Lũy kế cả năm 2020, TOI và LNTT hợp nhất của ngân hàng này lần lượt đạt 49 nghìn tỷ đồng (tăng 7,1% so với cùng kỳ) và 23 nghìn tỷ đồng (giảm 0,3% so với cùng kỳ).
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định trong năm 2020, Vietcombank đã tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá để thu hút nhiều khách hàng tín dụng hơn, đưa Vietcombank trở thành ngân hàng tăng dư nợ cho vay lớn nhất trong năm.
Cùng với đó, doanh thu phí bảo hiểm bancassurance diễn ra đúng kế hoạch.
Lần đầu tiên, thu nhập hoạt động trước dự phòng (PPOP) của Vietcombank đứng đầu trong ngành (vượt xa BIDV). Vietcombank cũng rất chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm, tạo tiền đề cho xu hướng tăng trưởng lợi nhuận hậu Covid-19.
Năm 2021, phía SSI cho biết ban lãnh đạo của Vietcombank đặt kế hoạch tăng trưởng tài sản, tiền gửi và tín dụng lần lượt là 6%, 8% và 12% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và biên lãi thuần NIM dự kiến lần lượt là dưới 1% và 3,1%. LNTT dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ lên 25,2 nghìn tỷ đồng.
Gần đây, để hỗ trợ nền kinh tế, Vietcombank đã công bố giảm lãi phải trả cho ngân hàng từ 5% -10% cho các khách hàng doanh nghiệp và giảm 0,2% lãi suất cho vay hộ kinh doanh cá thể đối với những khách hàng chịu tác động của dịch Covid-19. Việc cắt giảm lãi suất sẽ kéo dài trong ba tháng, kết thúc vào ngày 22/5/2021. Có khoảng 105.000 khách hàng với tổng giá trị khoản vay là 350 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 40% dư nợ của Vietcombank) sẽ được hưởng hỗ trợ của chương trình này.
SSI ước tính LNTT của Vietcombank năm 2021 đạt 29,3 nghìn tỷ đồng (tăng 27,3% so với cùng kỳ), với giả định tăng trưởng tín dụng, tiền gửi và tài sản lần lượt là 12,8%, 10,9% và 14% so với cùng kỳ.
"Chúng tôi ước tính NIM sẽ tăng nhẹ lên 3,03% với chi phí vốn được cải thiện và tốc độ tăng trưởng cho vay liên ngân hàng thấp hơn. Do đó, chúng tôi ước tính thu nhập đầu tư ròng (NII) sẽ tăng 16,4% so với cùng kỳ. Chúng tôi ước tính thu nhập phí ròng sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ, nhờ bancassurance (tăng 60% so với cùng kỳ) và dịch vụ thanh toán (tăng 20% so với cùng kỳ), trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 2,9% so với cùng kỳ", chuyên gia giả định.
Hệ số chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) ước tính tăng lên 34%, do chi phí nhân viên sẽ tăng trở lại mức trước dịch Covid-19 và tiếp tục đầu tư vào số hóa. Trong khi đó, chi phí trích lập dự phòng ước tính giảm 19,5% so với cùng kỳ, với tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu tương đương mức năm 2020 và khả năng nợ xấu mới hình thành thấp hơn trong năm 2021.
Đáng chú ý, SSI kỳ vọng Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ với giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.