'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Steve Jobs đã chứng minh ông là một nhà thương thuyết tài giỏi khi chỉ với một câu hỏi "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước đường ấy, hay cùng tôi thay đổi thế giới?" đã khiến John Sculley, CEO của PepsiCo bỏ lại sự nghiệp ông gây dựng hơn 10 năm để cùng Steve Jobs điều hành Apple.
Vì sao Steve Jobs tuyển được một CEO tài giỏi cho Apple?
Steve Jobs tuyển được một người tài giỏi để cùng mình thay đổi thế giới không chỉ nhờ tài năng thương thuyết mà còn nhờ những kỹ năng sau.
1. Tìm đúng đối tượng
Steve Job mời John Sculley vì ông rất ấn tượng về những điều mà Sculley đã làm cho PepsiCo và ông cũng biết mình chưa đủ khả năng để đảm nhận hết vai trò điều hành Apple.
Và mọi chuyện sẽ thật vô nghĩa nếu như John Sculley chỉ muốn tiếp tục gắn bó với công ty nước giải khát hàng đầu thế giới. Thế nhưng, không khó để đoán ra rằng tham vọng của vị CEO trẻ tuổi nhất mà PepsiCo từng có không chỉ là bán "nước đường", và Steve Jobs biết rằng chỉ có tham vọng thay đổi thế giới mới đủ xứng tầm với John Sculley.
2. Đưa ra lời đề nghị có lợi cho đôi bên
Steve Jobs đã tìm tới John Sculley với niềm tin rằng ông đang trao cho John Sculley cơ hội để thay đổi thế giới, chứ không phải chỉ với ý nghĩ là Apple cần một người tài giỏi như Sculley làm CEO.
Và với niềm tin này, ông đã chỉ cho John Sculley thấy rằng việc ông ấy đang làm chỉ là "bán nước đường" còn làm việc cho Apple chính là đang thay đổi thế giới.
3. Kỹ năng thương thuyết
Dù biết rằng lời đề nghị này là một cơ hội tốt cho John Sculley, nhưng mọi chuyện sẽ không thành nếu như Steve Jobs không thể hiện điều đó qua một câu hỏi ngắn gọn nhưng vẫn đủ mạnh để đánh thức tham vọng của vị CEO của PepsiCo.
Có thể nói, tài thương thuyết của Steve Jobs là một trong những lý do chính khiến ông thành công. Không chỉ John Sculley, ông còn thuyết phục được rất nhiều nhân tài khác về làm việc cho mình như Tim Cook, các CEO khác, các kỹ sư tài giỏi của công ty đối thủ,…Và tất nhiên, ông còn thuyết phục thành công hàng triệu người trên toàn thế giới say mê Apple như "điếu đổ".
Sự ra đi đáng tiếc của Steve Jobs
Trong những năm đầu, quan hệ giữa Steve Jobs lẫn John Sculley rất tốt. Trong khi Jobs nghĩ ra các sản phẩm mới thì Sculley tìm cách quảng cáo và bán được chúng. Rồi mâu thuẫn xảy ra khi John Sculley hướng đến mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận; còn Steve Jobs, với ước mơ thay đổi thế giới của mình, ông vẫn muốn tiếp tục làm ra những sản phẩm mới.
Cuối cùng, Ủy ban hội đồng của công ty phải chọn ra một trong hai người sẽ tiếp tục làm CEO của Apple. Và trong mắt các nhà đầu tư, dĩ nhiên ai đem lại tiền cho công ty sẽ được giữ lại.
Có thể thấy, Steve Jobs không chỉ là một nhà sáng lập tài giỏi với bộ não đầy ắp ý tưởng mà ông còn thành thạo các kỹ năng của một nhà bán hàng. Tiếc là ông đã thiếu những kỹ năng quan trọng của một nhà bán hàng thực thụ như nhận biết sự thay đổi của khách hàng, giải quyết mâu thuẫn,…nên không thể tiếp tục gắn bó với Apple tại thời điểm đó.
Trong thời đại này, bán hàng không chỉ là một nghề, mà còn là một kỹ năng sinh tồn cơ bản của con người và những ai nắm giữ kỹ năng này ở mức độ cao nhất sẽ sớm vượt lên và thành công.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.