Sự trỗi dậy và thoái trào của ‘gã khổng lồ’ năng lượng Nga Gazprom

Minh Đăng - 27/07/2024 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Sự ổn định của Nga phần lớn phụ thuộc vào hiệu suất của ngành năng lượng. Nhưng Gazprom - tập đoàn khí đốt hàng đầu của nước này lại đang gặp rắc rối.

Những khó khăn về tài chính

Gazprom là một doanh nghiệp nhà nước với gần một nửa số cổ phiếu đang lưu hành được kiểm soát bởi chính phủ Nga.

Năm 2007 là một năm thịnh vượng tuyệt vời đối với Gazprom khi giá năng lượng cao và liên tục tăng. Được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh bùng nổ ở châu Âu, Gazprom đã đồng ý rằng họ sẽ trả nhiều hơn cho các nhà cung cấp ở Trung Á, chẳng hạn như Turkmenistan.

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Ban lãnh đạo Gazprom tin rằng mức chi phí cao sẽ được bù đắp bởi các khách hàng châu Âu của mình. Tuy nhiên, khi thị trường sau đó lao dốc trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, lời hứa đó đã quay trở lại ám ảnh "gã khổng" lồ khí đốt này.

Nhưng vào năm 2007, mọi thứ đều tươi sáng. Với giá trị thị trường chứng khoán là 360 tỷ USD vào thời điểm đó, Gazprom là công ty lớn thứ ba thế giới sau tập đoàn dầu khí ExxonMobil và "ông lớn" công nghệ Apple của Mỹ. CEO Gazprom, ông Alexey Miller, bày tỏ sự tự tin rằng ông sẽ có thể tăng giá trị của công ty lên 1.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như đi ngược theo hướng đó ở thời điểm hiện tại.

Trong năm 2023, các nhà phân tích đã dự đoán thu nhập ròng của Gazprom là 447 tỷ rúp (4,9 tỷ USD), giảm so với mức 1,2 nghìn tỷ rúp (13,1 tỷ USD) vào năm 2022.

Tuy nhiên, thay vào đó, các con số lại cho thấy khoản lỗ ròng khổng lồ là 629 tỷ rúp (6,9 tỷ USD). Đó là lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1990, kết quả kinh doanh của "gã khổng lồ" khí đốt này ở mức âm và lý do rõ ràng là do sự sụt giảm trong xuất khẩu sang châu Âu .

Kể từ đầu năm 2023, Gazprom đã ngừng công bố số liệu thống kê xuất khẩu, nhưng theo tính toán của Reuters, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của nước này tới châu Âu đã giảm 55,6% vào năm 2023 xuống còn 28,3 tỷ m3.

Dữ liệu cho thấy rõ rằng người dân châu Âu đang thích nghi thành công với cuộc sống không có khí đốt Nga và giờ đây Gazprom sẽ phải gánh chịu chi phí cho những thiếu sót trong quản lý và chiến lược trong quá khứ.

Cú sốc về khoản lỗ của Gazprom năm 2023 đã ảnh hưởng đến ngành năng lượng. Chính phủ Nga đã phản ứng bằng cách khuyến nghị công ty không trả cổ tức cho năm 2023. Hội đồng quản trị của công ty đã nhanh chóng thông qua khuyến nghị đó cho cuộc họp cổ đông. Đã gánh trên vai khoản nợ lớn, Gazprom cũng bắt đầu bán tháo các bất động sản ở Moscow.

Thị trường phản ứng với tin xấu bằng cách bán ra, và giá cổ phiếu Gazprom giảm từ 165 rúp vào ngày 2/5/2024 xuống còn 114 rúp vào ngày 13/6, tức giảm 30% trong sáu tuần. Vào ngày 19/6, công ty có vốn hóa thị trường là 32,2 tỷ USD, trở thành công ty có giá trị thứ 609 trên thế giới, ngày càng bị đẩy xa khỏi vị trí mà công ty mong muốn.

Tương lai nào cho Gazprom?

Châu Âu đang trong lộ trình trở nên hoàn toàn độc lập với khí đốt của Nga, trong khi Trung Quốc tỏ ra không mấy quan tâm đến việc bù đắp sự thiếu hụt trừ khi mua được khí đốt với mức giá thấp đáng kể.

Mặc dù Gazprom cuối cùng đã xoay xở để đưa đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) nối các mỏ khí đốt của mình ở Đông Siberia với các thị trường ở Trung Quốc, nhưng nó không hoạt động hết công suất và giá theo hợp đồng được cho là chỉ bằng một phần nhỏ so với mức giá mà khách hàng châu Âu từng phải trả.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller tại lễ khánh thành mỏ Kovykta, một phần của đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia vào năm 2022.

Điện Kremlin có hai hy vọng ở châu Âu, một là, đồng minh EU của họ là Hungary vận động hành lang thành công để thuyết phục Ukraine gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt, cho phép khí đốt của Nga tiếp tục chảy đến Hungary và Áo; và hai là, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép khí đốt của Nga được pha trộn với khí đốt từ Azerbaijan chảy đến châu Âu qua Đường ống xuyên Anatolia. Cả hai đều có thể mang lại một vài nguồn "cứu trợ" ngắn hạn cho Gazprom.

Nếu Nga có thể thúc đẩy xuất khẩu sang châu Á, bức tranh sẽ thay đổi hoàn toàn đối với Gazprom. Một hy vọng nữa là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng đồng ý tiến hành Power of Siberia 2. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cho biết rằng họ chỉ chấp nhận mức giá ngang bằng với giá trong nước của Nga (được trợ cấp rất nhiều) và trong mọi trường hợp, dự án sẽ mất nhiều năm để hiện thực hóa.

Một lựa chọn khác của Nga là đa dạng hóa bằng cách xây dựng các nhà máy xuất khẩu LNG trên bờ biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì Gazprom thiếu công nghệ, đây sẽ là một lợi ích cho các công ty tư nhân của Nga như Novatek.

Thêm vào “nỗi đau” của mình, Gazprom cũng đang cảm nhận được tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây đối với công nghệ quan trọng, chẳng hạn như các tua-bin để tạo áp suất cho đường ống và các phụ tùng thay thế để sửa chữa và bảo trì cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng.

Mặc dù các công ty Nga dự kiến ​​sẽ sớm có thể sửa chữa các tua-bin do Mỹ sản xuất, nhưng họ vẫn sẽ phải vật lộn để tái tạo các bộ phận quan trọng có nguồn gốc từ phương Tây.

Trước đó, một báo cáo dự đoán rằng doanh số bán khí đốt bị mất do phản ứng của châu Âu đối với việc Nga đưa quân tới Ukraine sẽ không được phục hồi trong hơn một thập kỷ. Các tác giả ước tính rằng đến năm 2035, xuất khẩu sang châu Âu sẽ đạt trung bình 50-75 tỷ m3/năm, tương đương khoảng 1/3 mức trước chiến sự.

Bất chấp đòn giáng từ Mỹ, Trung Quốc tăng cường hợp tác năng lượng với Nga

Bất chấp đòn giáng từ Mỹ, Trung Quốc tăng cường hợp tác năng lượng với Nga

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc đã vạch ra các bước đi nhằm tăng cường hợp tác năng lượng với Nga bất chấp khả năng Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt mới liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Cùng chuyên mục
Phú Thọ công bố nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Phú Thọ công bố nguyên nhân sập cầu Phong Châu

(VNF) - Tối 9/9, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Văn bản số 156/BC-UBND, báo cáo về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của bão số 3.

Đấu giá đất Thanh Oai: Chỉ 13 lô đóng tiền, chủ lô đất hơn 100 triệu/m2 bỏ cọc

Đấu giá đất Thanh Oai: Chỉ 13 lô đóng tiền, chủ lô đất hơn 100 triệu/m2 bỏ cọc

(VNF) - Sau 30 ngày phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) được tổ chức, đến nay chỉ mới có 13 lô đất được khách hàng đóng đủ tiền sử dụng đất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng liên quan đến việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

(VNF) - Bắt đầu từ ngày 7/9, Huawei đã gây chú ý lớn khi mở đặt hàng trước cho chiếc Huawei Mate X - được quảng cáo là chiếc điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới. Đây được coi là một nước cờ thông minh giúp Huawei chiếm trọn chú ý trước sự kiện ra mắt của Apple vào ngày 9/9.

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

(VNF) - Biệt phủ này tọa lạc tại một khu dân cư ở phường Thới An (quận 12, TP. HCM) với diện tích trên 4.000m2.

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

(VNF) - Nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II với công suất 1.500MW trong quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt; tổng mức đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng tới đây sẽ được thực hiện tại Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình.

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

(VNF) - Các tổ chức kinh tế bàn giao mặt bằng đúng tiến độ có thể được thưởng lên tới 500 triệu đồng nếu có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi.

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

(VNF) - Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm đã có công văn đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do cơn bão số 3 gây ra, chậm nhất ngày 12/9

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Lời hứa với dân chưa thành của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Lời hứa với dân chưa thành của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải

(VNF) - Trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc, cầu Phong Châu từng được các cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị nâng cấp hoặc xây cầu mới để thay thế vào tháng 8/2022.