Sửa Luật Đất đai: 'Việc đại sự, nên lắng nghe càng nhiều càng tốt'
Nguyễn Lê -
20/08/2021 08:23 (GMT+7)
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, sửa Luật Đất đai là việc đại sự, cần lắng nghe càng nhiều càng tốt, nhiều người nói, từ nhiều phía, khiêm tốn, cầu thị, gạn đục khơi trong.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
Chiều 19/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ, các bước chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Trước đó, ngày 20/4/2021, Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19 Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai ban hành Kế hoạch số 24, giao Đảng đoàn Quốc hội các nhiệm vụ: chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2022; rà soát, hoàn thiện các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghị quyết và giám sát việc thực hiện trong phạm vi cả nước.
Mới đây tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV đã quyết định dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần 1 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), cho ý kiến lần 2 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, song song với quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, Chính phủ đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo để tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi). Tới nay, cơ bản các bộ, ngành và địa phương đều tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật và hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai, đồng thời với hoàn thiện các chính sách cụ thể của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Bộ tiếp tục xây dựng phiếu xin ý kiến gửi các Ban cán sự Đảng và 63 địa phương để hoàn thiện tổng kết thi hành luật và có cơ sở hoàn thiện định hướng chính sách của luật; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, một số địa phương, với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức quốc tế (World bank, ADB…) về các nội dung dự thảo báo cáo tổng kết, báo cáo đề xuất đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; học tập kinh nghiệm quốc tế về quản lý đất đai ở các nước phát triển cũng như các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu 9 định hướng sửa đổi Luật Đất đai 2013 là: về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; giá đất; tài chính đất đai; quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; quyền của người sử dụng đất và chế độ sử dụng đất.
Trong thời gian tới, để triển khai Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội, Bộ sẽ bám sát quá trình tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW để phối hợp chặt chẽ với các bên nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi); tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối với nội dung dự thảo luật; tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo quy định của pháp luật; tổ chức truyền thông chủ động về những chủ trương định hướng lớn trong suốt quá trình sửa đổi Luật để tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Luật Đất đai có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt tác động phạm vi rất lớn, tính phức tạp và độ khó rất cao, chuyên sâu.
Do vậy, để tiến hành sửa đổi Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần phải thể chế hóa cụ thể hóa kịp thời những vấn đề được nêu trong văn kiện Đại hội 13 của Đảng, ý kiến sắp tới của Trung ương sau khi tổng kết Nghị quyết 19 và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân các ngành, các cấp một cách thận trọng kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Ông Vương Đình Huệ đề nghị việc sửa đổi luật cần bám sát cả Nghị quyết 39-NQ/TW của bộ Chính trị về huy động các nguồn lực phát triển kinh tế, phải bảo đảm chín muồi vừa kịp thời xử lý vướng mắc đang đặt ra nhưng cũng phải bảo đảm để hệ thống chính sách pháp luật về đất đai có tính dự báo có tầm nhìn dài hạn, hạn chế việc sửa đổi, bổ sung những biện pháp đặc thù mà chỉ mang tính chất tình thế thôi để vừa đảm bảo tính khả thi, tạo hành lang pháp lý ổn định cho công tác quản lý cũng như sự vận hành của các quan hệ kinh tế dân sự về đất đai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các bộ ngành chức năng tham mưu cho Chính phủ rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập, có liên quan đến chồng chéo trong pháp luật về đất đai và xác định cả những vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực thi để có phương án xử lý phù hợp.
“Đặc biệt là phải có giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai chuyển sang nền hành chính phục vụ hiện đại, lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm về thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất phát triển thị trường bất động sản công khai, minh bạch và lành mạnh, giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí, thất thoát, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực về đất đai, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là đối với người được nhà nước giao đất nông nghiệp đối tượng dễ bị tổn thương, đảm bảo đời sống việc làm cho người có thu hồi đất”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Cơ bản nhất trí với với kế hoạch triển khai tiếp theo và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quá trình soạn thảo vừa phải khắc phục tình trạng luật ống luật khung, vừa khắc phục tình trạng chưa đủ rõ đã chốt cứng trong luật dẫn tới tuổi thọ luật ngắn. Với 9 định hướng sửa đổi nội dung của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch Quốc hội đề nghị không xác định “cứng” 9 nội dung này mà trong quá trình đánh giá thực tiễn có thể xuất hiện nhiều nội dung khác cần chỉnh sửa và sẵn sàng bổ sung, tiếp thu.
“Đây là cơ hội rất lớn để sửa đổi luật, nhất là bộ luật quan trọng như Luật Đất đai, nên phải tạo ra những chuyển biến căn bản, căn cơ cho việc quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên đặc biệt quan trọng này”, Chủ tịch Quốc hội đưa ra yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu chuyện phạm vi tác động của dự án luật là rất lớn, nên cần coi trọng việc đánh giá tác động một cách công khai, khách quan, những vấn đề mới mà chưa có quá trình nghiên cứu thì cần hết sức thận trọng.
“Việc đại sự nên lắng nghe càng nhiều càng tốt, nhiều người nói, từ nhiều phía, khiêm tốn, cầu thị, gạn đục khơi trong để đây thực sự là cơ hội tạo ra sự thay đổi căn bản trong thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội lại nhắc lại yêu cầu này.
(VNF) - Dù Chính phủ kiến nghị xem xét tăng lương công chức, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2026, nhưng nhiều ý kiến tại Quốc hội cho rằng việc này vẫn chưa có đủ cơ sở, khi ngân sách còn eo hẹp và tình hình kinh tế 2025 vẫn là ẩn số lớn.
(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Ký, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa được Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận làm giảng viên.
(VNF) - Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ hàng chục phường, xã xuống còn 19 đơn vị, bao gồm 15 phường, 3 xã và 1 đặc khu hành chính Hoàng Sa.
(VNF) - Trước lo ngại về căng thẳng thuế quan sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu và doanh thu, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát khẳng định Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kể cả trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn.
(VNF) - Loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng bị réo tên và chỉ trích nặng nề khi xuất hiện trong các quảng cáo sữa giả, trong đó có những gương mặt MC nổi tiếng, nghệ sĩ kỳ cựu thậm chí cả chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.
(VNF) - Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
(VNF) - Dự kiến tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ sáp nhập về “một nhà”, lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Cả 3 địa phương này đều có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết các hiệp định cho vay và viện trợ với tổng giá trị gần 400 triệu USD với Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và hai định chế tài chính quốc tế hàng đầu.
(VNF) - Trụ sở UBND huyện sau sáp nhập sẽ được ưu tiên chuyển đổi thành cơ sở y tế, giáo dục hoặc phục vụ cộng đồng, theo hướng dẫn mới của Bộ Tài chính.
(VNF) - Toàn bộ biên chế cấp huyện sẽ được chuyển toàn bộ xuống cấp xã sau sáp nhập, nhằm tinh gọn bộ máy và củng cố vai trò chủ đạo của chính quyền xã.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong quá trình sáp nhập tỉnh, xã, tuyệt đối không được mang tư tưởng cục bộ, lợi ích riêng, không phân biệt “địa phương này, địa phương kia” mọi việc phải đặt lợi ích chung của đất nước và nhân dân lên trên hết.
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành định hướng tổ chức bộ máy và biên chế hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Theo đó, cấp tỉnh sẽ không tổ chức quá 15 sở và tương đương, trong khi mỗi xã, phường sau sáp nhập sẽ có tối đa 40 cán bộ, công chức.
(VNF) - Việc không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương nên Chính phủ thống nhất với việc này.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XVI dự kiến là 500 người, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách, 30% đại biểu tái cử và khoảng 10% đại biểu trẻ.
(VNF) - Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 vào năm 2021; xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm 2022; năm 2023 phải xử lý các ngân hàng yếu kém; siêu bão Yagi tàn phá đất nước vào năm 2024 và cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2025... đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu sắp xếp lại bộ máy, nhân sự trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 thanh tra bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ cùng thanh tra cấp sở, huyện.
(VNF) - Khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Kaja Kallas mong muốn hai bên tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Chính phủ quyết định giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức sau sáp nhập các tỉnh. Sau khi các đơn vị hành chính ổn định, sẽ tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, hoàn thiện vị trí việc làm và xác định biên chế phù hợp với yêu cầu thực tế trong vòng 5 năm.
(VNF) - Nộp đơn kháng cáo tới tòa cấp phúc thẩm, cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ hình phạt, ông Lê Thanh Vân kêu oan. Trước đó, ông Nhưỡng bị phạt 13 năm tù, còn ông Vân 7 năm tù.
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.
(VNF) - Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư cho dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, mở ra bước tiến mới trong kết nối hạ tầng giữa hai nước.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Dù Chính phủ kiến nghị xem xét tăng lương công chức, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2026, nhưng nhiều ý kiến tại Quốc hội cho rằng việc này vẫn chưa có đủ cơ sở, khi ngân sách còn eo hẹp và tình hình kinh tế 2025 vẫn là ẩn số lớn.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.