Quốc hội quyết sửa Luật Đất đai vào năm 2022

Nguyễn Lê - 28/07/2021 07:53 (GMT+7)

Nếu Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng tốt, đạt sự đồng thuận cao thì sẽ trình Quốc hội thông qua cuối năm 2022.

VNF
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tiếp thu, giải trình.

Với 472/476 đại biểu tán thành (4 vị không đồng ý), chiều muộn 27/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Đây là một buổi họp Quốc hội kéo dài thời gian (sau 17h) để hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, trong bối cảnh rút ngắn ba ngày, dành thời gian chống dịch.

Nghị quyết nêu rõ, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại một kỳ họp).

Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sẽ trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết.

5 luật gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;

Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, nếu có).

5 dự án trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này là; Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 1); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi);Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) Quốc hội thông qua: 04 dự án luật: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Hai dự án luật cho ý kiến tại kỳ họp này là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2).

Liên quan đến việc sửa Luật Đất đai, thảo luận ở kỳ họp này, nhiều ý kiến tán thành đưa vào Chương trình năm 2022 như dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị cần trình dự án Luật này sớm hơn hoặc trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại hai kỳ họp. Có đại biểu đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết để xử lý ngay một số nội dung cấp bách liên quan đến đất đai trong khi chưa kịp sửa đổi Luật Đất đai.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là dự án Luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, tác động sâu rộng nhiều mặt đến kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, cần có thời gian để chuẩn bị, xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng, thận trọng.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không ban hành ngay Nghị quyết về đất đai và cho giữ dự án Luật này trong Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4 để thông qua trong năm 2023.

Trên cơ sở hồ sơ dự án do Chính phủ trình, thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội, nếu dự án Luật bảo đảm chất lượng tốt, đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo để Quốc hội thông qua dự án Luật này sớm hơn tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết,  có ý kiến đề nghị Quốc hội ban hành một văn bản về nội dung phòng, chống đại dịch Covid-19 để tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn cho Chính phủ trong việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ động đề xuất, rất tích cực, khẩn trương và phối hợp với Chính phủ chuẩn bị, báo cáo Quốc hội cho bổ sung vào Chương trình kỳ họp việc thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất, trong đó có nội dung về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đây là sáng kiến lập pháp rất quan trọng, có ý nghĩa, kịp thời, thể hiện Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ, cả hệ thống chính trị và Nhân dân quyết tâm kiềm chế, đẩy lùi đại dịch Covid-19, ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật còn phản ánh, có ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ tiến độ chuẩn bị đối với các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến, sau đó đưa ra khỏi Chương trình như Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật về Hội, Luật Biểu tình,...

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là các dự án luật có nội dung mới, phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân; trong quá trình soạn thảo, xem xét, ý kiến còn rất khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi khi Luật được ban hành; do đó, khi đủ điều kiện sẽ báo cáo Quốc hội đưa vào chương trình", ông Tùng báo cáo. 

Theo Đầu tư
Cùng chuyên mục
Quyết định 'nóng' của TP.HCM, gỡ vướng cho hàng nghìn hồ sơ nhà đất ách tắc

Quyết định 'nóng' của TP.HCM, gỡ vướng cho hàng nghìn hồ sơ nhà đất ách tắc

(VNF) - UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo tiếp tục sử dụng Bảng giá đất đã thực hiện trước ngày 1/8/2024 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai

'Không nới lỏng điều kiện để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá'

'Không nới lỏng điều kiện để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá'

(VNF) - Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ khuyến nghị, thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá nhằm tránh những hệ lụy về sau ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm.

Sốt ruột tăng trưởng tín dụng, sếp lớn ngân hàng hiến kế khơi dòng vốn

Sốt ruột tăng trưởng tín dụng, sếp lớn ngân hàng hiến kế khơi dòng vốn

(VNF) - Trước tình hình tăng trưởng tín dụng ì ạch trong 6 tháng đầu năm 2024 dù ngành ngân hàng, nhiều sếp lớn ngân hàng đã đưa ra loạt đề xuất, kiến nghị nhằm khơi thông dòng vốn trên thị trường trong 4 tháng cuối năm.

Chủ tịch Sun Group đề xuất áp dụng mô hình thương mại tự do tại Phú Quốc

Chủ tịch Sun Group đề xuất áp dụng mô hình thương mại tự do tại Phú Quốc

(VNF) - Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Sun Group cũng kiến nghị xem xét áp dụng mô hình thương mại tự do tại các địa bàn tiềm năng du lịch biển đảo như Phú Quốc… nhằm phát triển thu hút đầu tư.

Gỡ vướng thủ tục đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

Gỡ vướng thủ tục đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

(VNF) - Nghị định số 115 đã tháo gỡ vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, căn hộ condotel, căn hộ văn phòng officetel.

Đình chỉ toàn bộ giao dịch cổ phiếu ITA của Tân Tạo

Đình chỉ toàn bộ giao dịch cổ phiếu ITA của Tân Tạo

(VNF) - Từ ngày 26/9, toàn bộ cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) sẽ chính thức bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch trên thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Nguy cơ mất thanh khoản

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Nguy cơ mất thanh khoản

(VNF) - Chuyên gia cho rằng việc, tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 1 lên 3 năm có thể dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản thị trường, làm mất đi thị trường thứ cấp mua đi bán lại trái phiếu.

Phi vụ thế kỷ: Qualcomm muốn mua lại Intel?

Phi vụ thế kỷ: Qualcomm muốn mua lại Intel?

(VNF) - Theo truyền thông phương Tây, Qualcomm được cho là đang tiếp cận Intel để tìm cách mua lại nhà sản xuất chip đang gặp khó khăn.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: 'Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân'

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: 'Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân'

(VNF) - Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.

Sang tên sổ đỏ cho con cần nộp các khoản phí nào?

Sang tên sổ đỏ cho con cần nộp các khoản phí nào?

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, khi sang tên sổ đỏ cho con, người làm thủ tục sang tên cần phải nộp một số khoản lệ phí.