Tài sản số trước thời cơ 'có một không hai'
(VNF) - Việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể nắm bắt “cơ hội chưa từng có” và “vươn mình” xác lập vị thế mới trên bản đồ kinh tế và công nghệ toàn cầu.
Khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số, tài sản số (digital asset) nổi lên như một công cụ chiến lược để các quốc gia phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và định hình vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong góc nhìn của “ông trùm” chứng khoán Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch SSI, đây “cơ hội chưa từng có” của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

“Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài sản số trong khu vực”
“Tài sản số không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính. Những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này không chỉ thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn xây dựng được vị thế chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu”, ông Hưng cho hay.
Cũng theo Chủ tịch SSI, Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để có thể trở thành một điểm sáng trên bản đồ kinh tế và công nghệ toàn cầu. Trước hết, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, yêu công nghệ và sẵn sàng thử nghiệm những xu hướng mới. Ông Hưng dẫn số liệu từ Forbes cho hay người Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sở hữu và quan tâm tài sản số.
“Thị trường tài sản số hiện nay cũng ít mơ hồ hơn chứng khoán năm 2000”, ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh. Theo vị doanh nhân này, với bất cứ thị trường nào, bên cạnh câu chuyện về nhà đầu tư, vấn đề cần quan tâm nhất là tính thanh khoản của thị trường. Ông tiết lộ, thị trường tài sản số Việt Nam hiện đang được 10 sàn giao dịch hàng đầu thế giới đánh giá là một trong số bốn thị trường giao dịch tài sản số có thanh khoản lớn và sôi động nhất phạm vi toàn cầu.
Theo báo cáo của Chainalysis, dòng tài sản số vào Việt Nam năm 2024 rơi vào khoảng 105 tỷ USD, cao gấp 4 lần dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tương đương 1/4 tổng GDP cả nước. Trong đó, tiền điện tử và blockchain - công nghệ nền tảng của tài sản số - đang tạo ra sức hút lớn.
Về phía đầu tư nước ngoài, bà Gracy Chen, Giám đốc điều hành Sàn giao dịch Bitget, cho hay doanh thu từ phân khúc tiền điện tử của Việt Nam dự kiến đạt 1 tỷ USD vào năm 2024, tương ứng doanh thu trung bình của mỗi người dùng là 64,4 USD. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thị trường tiền điện tử Việt Nam giai đoạn 2024 - 2032 có thể lên tới 10%/năm. Trong khi đó, thị trường blockchain Việt Nam được định giá khoảng 850 triệu USD năm 2023 với CAGR giai đoạn 2023-2029 rơi vào khoảng 17,4%/năm.
“Việt Nam có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực tài sản số”, bà Gracy Chen khẳng định. Đó là lý do khiến Bitget - sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 4 thế giới – quyết định gia nhập thị trường Việt Nam với nền tảng BitEXC như một bước đi chiến lược trong kế hoạch mở rộng tại Đông Nam Á.
Không chỉ Bitget, các “ông lớn” khác như Binance, OKX, MEXC, Bybit, KuCoin, BingX, CoinEx… đều đã hiện diện tại dải đất hình chữ S, là minh chứng cho sức hấp dẫn cũng như tiềm năng phát triển của thị trường tài sản số Việt Nam.

Chia sẻ câu chuyện đầu tư của mình, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết đã thành lập SSI Digital để giúp cộng đồng đầu tư và phát triển lĩnh vực tài sản số. Chủ tịch SSI khẳng định, ông cũng như “người bạn” Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, sẵn sàng bỏ tiền để hỗ trợ các doanh nghiệp blockchain, tài sản số.
Với nền tảng sẵn có và sự quan tâm ngày một lớn từ giới đầu tư cả trong và ngoài nước, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Việt Nam đang đứng trước “cơ hội chưa từng có” để trở thành trung tâm tài sản số trong khu vực: “Nếu bỏ lỡ cơ hội về tài sản số lần này thì không biết đến bao giờ chúng ta mới có cơ hội lần nữa để cùng nhau phát triển lên một tầm cao mới”.
Xây “đường ray” cho thị trường tài sản số
Cũng theo ông Nguyễn Duy Hưng, thị trường tài sản số Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức do thiếu một khung pháp lý rõ ràng. “Ông trùm” chứng khoán chỉ ra rằng các doanh nghiệp blockchain và tài sản số Việt Nam vẫn đang phải hoạt động trong điều kiện thiếu định hướng, dẫn tới mất đi lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng như Singapore hay Thái Lan. Ông cũng nhấn mạnh tới một thực trạng rằng các doanh nhân trẻ hiện nay thường “bay” sang các quốc gia phát triển, nơi có chính sách tài sản số cởi mở hơn để thành lập doanh nghiệp, rồi mới trở về Việt Nam để tuyển người và hoạt động sản xuất.
Bên cạnh đó, việc thiếu đi các quy định pháp lý cũng khiến những người đầu tư vào tài sản số phải đối mặt với rủi ro như gian lận, thao túng thị trường hoặc mất tiền trên các nền tảng giao dịch không được giám sát. Quan trọng hơn, điều này có thể khiến Việt Nam bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nhất là khi những nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn công nghệ lớn có xu hướng chọn quốc gia khác có môi trường pháp lý thuận lợi hơn về loại tài sản này.
“Việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam không chỉ là nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ nói riêng và nền kinh tế nói chung”, ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khung pháp lý về tài sản số.

Đồng quan điểm, ông Malcolm Wright, Phó giám đốc Tuân thủ Sàn giao dịch OKX, cho hay: “Một khung pháp lý hoàn chỉnh không chỉ tạo điều kiện để hệ sinh thái blockchain phát triển đúng hướng, mà còn giúp bổ sung nguồn thu thuế quốc gia và thúc đẩy dòng vốn đầu tư trong nước. Đó sẽ là “đường ray” để thị trường tài sản số hoạt động một cách hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế”.
Tương tự, Robert MacDonald, Giám đốc pháp lý và tuân thủ Sàn giao dịch Bybit, khẳng định: “Một hệ thống quy định rõ ràng sẽ tạo ra một môi trường giao dịch an toàn và minh bạch. Tính minh bạch, sự giám sát chặt chẽ và khả năng bảo vệ người dùng là nền tảng để xây dựng niềm tin, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững trong hệ sinh thái tài sản số.” Đại diện Bybit cho hay ông ủng hộ việc áp dụng các quy định toàn diện, yêu cầu các công ty công khai thông tin tài chính, tăng cường giám sát thị trường và đảm bảo phân tách tài sản của khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro như thao túng thị trường và phá sản.
Bà Joy Lam, Trưởng bộ phận Pháp lý toàn cầu và pháp chế Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Sàn giao dịch Binance, nhấn mạnh việc ban hành các quy định pháp lý cụ thể là điều kiện quan trọng để các sàn giao dịch như Binance cảm thấy yên tâm hoạt động và đóng góp vào sự phát triển của thị trường. Theo vị này, Singapore và UAE là hai quốc gia đã làm rất tốt trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, từ đó thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư.
Tại Singapore, Luật Dịch vụ Thanh toán yêu cầu các doanh nghiệp tiền mã hóa phải có giấy phép hoạt động và thực hiện các biện pháp chống rửa tiền nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, môi trường thử nghiệm cô lập của Singapore cho phép các công ty khởi nghiệp blockchain thử nghiệm các giải pháp sáng tạo trong một không gian được giám sát. Đây là một mô hình vừa bảo đảm an toàn, vừa khuyến khích đổi mới mà Việt Nam cũng có thể tham khảo.
Bà Joy Lam nhấn mạnh cơ quan quản lý mỗi quốc gia sẽ có một định hướng phát triển phù hợp với đặc thù của mình song rất cần sự tương tác, trao đổi giữa các quốc gia để “bất kỳ ai di chuyển cũng theo cùng một hướng”. Đại diện Binance khuyến nghị các quy định về quản lý tài sản số cần liên tục được cập nhật để bắt kịp với nhu cầu của thị trường cũng như các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực: “Những quy định cần phải bắt nguồn từ các chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như quy định cách gọi tài sản số, để đảm bảo sự rõ ràng và thống nhất”.
Hơn 120 tỷ USD tài sản số chưa được công nhận: Kỳ lân công nghệ rời bỏ Việt Nam
- Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý 21/05/2024 06:30
- Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi 20/05/2024 06:30
- 'Quy định về tiền số ở Việt Nam gần như bằng 0' 09/12/2024 01:00
Chạy hệ thống KRX, lệnh ATO, ATC được áp dụng thế nào?
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
Thị trường biến động, Gemadept lên kế hoạch mua lại cổ phiếu
(VNF) - Gemadept muốn mua lại cổ phiếu trong bối cảnh GMD có 4 phiên liên tiếp giảm sàn từ mức 56.300 đồng/cổ phiếu về mức 42.200 đồng/cổ phiếu.
Chủ tịch Phú Tài bất ngờ xin từ nhiệm sau 2 thập kỷ
(VNF) - Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) vừa thông báo tiếp nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Vỹ, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023–2027.
‘Ông lớn’ CONINCO: Nợ phải trả gấp 5,3 lần vốn chủ sở hữu
(VNF) - Giai đoạn từ năm 2021 – 2024, bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO khá “u ám” khi nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
Cổ phiếu khu công nghiệp và thuỷ sản 'đổ đèo' dù VN-Index tiếp tục 'leo dốc'
(VNF) - VN-Index liên tục tiếp cận mốc 1.200 điểm trong phiên sáng nay nhưng vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý này. Chỉ số tạm đóng cửa ở mức 1.195,09 điểm.
Cổ phiếu nằm sàn nhiều phiên, Becamex ‘cấp tốc’ hoãn thương vụ lịch sử
(VNF) - Dù chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến thời điểm tổ chức phiên đấu giá, song ban lãnh đạo Becamex vẫn quyết định tạm hoãn thương vụ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trải qua những biến động mạnh và khó lường qua từng phiên giao dịch.
Đèo Cả dự báo lãi lớn trong quý I, tiếp tục bứt phá để tăng trưởng bền vững
(VNF) - Với vị thế vững chắc và năng lực triển khai các dự án phức tạp, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026, đặc biệt tại các công trình hạ tầng trọng điểm.
Khuyến cáo tổ chức trả thu nhập khẩn trương nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ
(VNF) - Cơ quan thuế khuyến cáo, các tổ chức trả thu nhập khẩn trương nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các cá nhân vào NSNN để không ảnh hưởng đến quá trình hoàn thuế tự động
SHS: Hoãn tăng vốn, tham vọng dẫn đầu thị trường tài sản số
(VNF) - Với việc gác lại phương án tăng vốn khủng, SHS đặt mục tiêu năm 2025 lãi 1.369 tỷ đồng, tăng 11%. Về dài hạn, công ty chứng khoán này hướng đến quản lý giao dịch và tài sản hợp pháp, trong đó có tài sản số và tín chỉ carbon.
‘Quý III, VN-Index về mốc 1.300 nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đàm phán'
(VNF) - Bà Cao Thị Ngọc Quỳnh (VNDIRECT) cho rằng nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đàm phán để đạt được các thỏa thuận giảm thiểu mức thuế hoặc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường có thể hướng tới vùng 1.300 điểm trong quý III/2025.
Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân vào ‘bắt đáy’, HQC bật tăng kịch trần
(VNF) - Động thái chủ tịch HQC được thực hiện ngay sau khi cổ phiếu này trải qua 4 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 03-09/04 và kết phiên ngày 9/4 là 2.540 đồng/cổ phiếu
'Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn chủ yếu cho phát triển kinh tế'
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước.
Chủ tịch Phát Đạt bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu
(VNF) - Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.
VN-Index tăng 74 điểm, gần 98% cổ phiếu trên HoSE tăng giá
(VNF) - Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán bất ngờ ghi nhận cú phục hồi mạnh mẽ khi VN-Index tăng tới 74 điểm và 719 mã tăng trần, trong đó gần 98% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá.
Cú lướt sóng 'hiếm có' của Mai Phương Thúy, sau một đêm bỏ túi gần 1,5 tỷ?
(VNF) - Hoa hậu Mai Phương Thúy vừa gây chú ý khi tiết lộ trên trang cá nhân về việc mua 1 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá sàn 21.300 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 9/4/2025. Đến phiên 10/4, cổ phiếu HPG tăng trần lên 22.750 đồng/cổ phiếu, tạm tính giúp cô lãi khoảng 1,45 tỷ đồng chỉ sau một đêm.
Cổ phiếu đua khoe sắc tím, lời khuyên của 'sói già' Nguyễn Duy Hưng ứng nghiệm
(VNF) - Kết thúc phiên sáng ngày 10/4, sắc tím bao phủ hàng trăm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
AmCham Việt Nam: 'Sau khoảng tạm hoãn thuế vẫn là thách thức'
(VNF) - Theo đại diện AmCham Việt Nam, mặc dù đã có những diễn biến tích cực song các thách thức về thuế quan vẫn còn tồn tại.
Vicostone chốt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận bất chấp chiến tranh thương mại
(VNF) - Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn do căng thẳng địa chính trị và biến động chính sách thương mại, Vicostone vẫn chốt mục tiêu lợi nhuận 975 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2024.
VN-Index 'đổi màu': Sắc tím phủ kín thị trường sau lệnh hoãn áp thuế từ Mỹ
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bùng nổ ngay từ rất sớm sau quyết định mới nhất về thuế quan của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liên quan Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2: Hồng Hà Việt Nam làm ăn ra sao?
(VNF) - Theo Thanh tra Chính phủ, các nhà thầu trong đó có CTCP Hồng Hà Việt Nam có một số hóa đơn xuất sai thời điểm, dẫn đến nguy cơ thất thu thuế TNDN. Đáng chú ý, từ năm 2021 đến 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty này luôn âm.
Minh Trang 89: Nhà thầu lớn ở Hưng Yên bị ngừng sử dụng hoá đơn
(VNF) - Cơ quan thuế mới ra quyết định cưỡng chế hoá đơn của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Minh Trang 89 do nợ thuế hơn 8 tỷ đồng.
Tương lai Nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam
(VNF) - Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cho thấy nhu cầu cấp thiết về giáo dục tài chính và quản lý tài chính cá nhân cũng như Nghề hoạch định tài chính cá nhân (HĐTCCN) tại Việt Nam
'Hoa hậu chứng khoán' Mai Phương Thúy chi 21 tỷ 'bắt đáy' cổ phiếu HPG?
(VNF) - Trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 9/4, giữa lúc thị trường chứng khoán chao đảo bởi làn sóng bán tháo, một động thái bất ngờ từ Hoa hậu Việt Nam 2006 đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của nhà đầu tư. Mai Phương Thúy, người đẹp nổi tiếng với danh xưng “bà trùm chứng khoán”, bất ngờ công khai thông tin cô vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu Hòa Phát (HPG) với giá sàn (ước tính khoảng hơn 21 tỷ đồng).
VN-Index thủng mốc 1.100, dòng tiền ngoại lao vào bắt đáy
(VNF) - Thị trường chứng khoán phiên 9/4 lao dốc mạnh khi VN-Index mất gần 40 điểm, chính thức xuyên thủng mốc 1.100 điểm quan trọng. Dù sắc đỏ bao trùm, điểm sáng hiếm hoi đến từ dòng tiền khối ngoại quay lại mua ròng sau chuỗi ngày bán ròng.
TPS giải trình về lô trái phiếu liên quan Bamboo Capital
(VNF) - ORS cho biết tới thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, công ty vẫn chưa thu được khoản phí dịch vụ liên quan tới các lô trái phiếu của BCG Land, Gia Khang, Dịch vụ Helios và Tracodi.
Chạy hệ thống KRX, lệnh ATO, ATC được áp dụng thế nào?
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.