Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thống kê cho thấy chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây, cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng gấp 4 lần, vượt mốc 50.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch gần nhất (2/4).
Đà tăng phi mã này được cho là liên quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận "chóng mặt" của VIB trong những năm gần đây, Số liệu tài chính cho thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 3 năm, vượt mốc 5.800 tỷ đồng trong năm 2020.
Sau khi tăng phi mã, liệu cổ phiếu VIB có còn dư địa đáng kể để tăng tiếp?
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra gần đây, VIB đặt mục tiêu đầy tự tin cho năm 2021. Theo đó, ngân hàng này đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021, tăng 29,4% so với năm 2020, dựa trên dự kiến tín dụng tăng 31% và tiếp tục tập trung vào mở rộng cho vay hoạt động bán lẻ.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VNDirect trong báo cáo phân tích công bố mới đây, năng lực của VIB trong việc mở rộng thị phần cho vay đồng thời giữ chất lượng tài sản được kiểm soát ngay cả trong bối cảnh đại dịch năm 2020 khiến kế hoạch thúc đẩy tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi vào năm 2021 có thể đạt được.
Trước đó, thị phần tín dụng của VIB đã cải thiện lên 2,8% vào cuối năm 2020 từ 2,4% vào cuối năm 2019 (cuối năm 2018 là 2,1%).
Bên cạnh đó, chuyên gia VNDirect cho rằng lợi suất tài sản tăng nhờ thâm nhập phân khúc cho vay bán lẻ và cơ cấu chi phí vốn linh hoạt hứa hẹn VIB sẽ duy trì biên lợi nhuận NIM ở mức cao.
Được biết, cho vay bán lẻ chiếm 83% dư nợ cho vay của VIB vào cuối năm 2020, từ mức 81,3% cuối năm 2019 (cuối năm 2018: 74%). Trong khi đó, VIB nâng tỷ trọng huy động nguồn tiền gửi khách hàng trong nguồn vốn lên đến 70%, giúp nguồn vốn duy trì ổn định, đồng thời VIB tiếp tục tận dụng nguồn vốn liên ngân hàng với chi phí vốn rẻ hơn.
Thêm vào đó, VNDirect đánh giá VIB có khả năng huy động đủ nguồn vốn để phục vụ mở rộng tín dụng. Bên cạnh việc huy động tiền gửi khách hàng, ngân hàng này cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ dựa trên hình thức chia cổ tức tỷ lệ 40% bằng cổ phiếu (chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại) và thực hiện trước khi kết thúc quý III/2021, nguồn vốn này chủ yếu phục vụ tăng cường cấp tín dụng.
Giai đoạn 2021 - 2023, VNDirect dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) lãi ròng cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của VIB sẽ đạt 18,9%/năm.
Công ty chứng khoán này nhận định VIB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cao nhất ngành mặc dù thị phần cho vay khiêm tốn là 2,8% và thị phần huy động là 2,4% vào cuối năm 2020. Ngân hàng có khả năng đạt tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ qua các năm nhờ các sản phẩm cho vay chuyên về bán lẻ, đặc biệt là cho vay thế chấp và mua ô tô. Bên cạnh đó, bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) là động lực quan trọng thúc đẩy lợi nhuận. Ngoài ra, nguồn vốn phát triển cũng luôn được duy trì.
"Chúng tôi vẫn thích VIB vì triển vọng đầu tư dài hạn", chuyên gia của VNDirect nêu quan điểm.
Tuy vậy, về triển vọng tăng giá của cổ phiếu VIB, VNDirect cho rằng thị giá hiện tại của VIB đã tiệm cận mức giá hợp lý.
"So sánh giữa các ngân hàng, chúng tôi chọn các ngân hàng có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao, khả năng sinh lời cao và các chỉ số tài chính tương tự như VIB. VIB đang giao dịch ở mức P/B 2021 là 2,2 lần, cao hơn mức trung bình P/B 2021 của các ngân hàng cùng ngành là 1,7 lần. Chúng tôi cho rằng VIB xứng đáng giao dịch ở mức P/B 2021 2,0 lần do khả năng sinh lời cao hơn. Do đó, chúng tôi áp dụng P/B mục tiêu 2021 đạt 2,0 lần đối với định giá P/B của chúng tôi", công ty chứng khoán này nêu lý do.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.