Tăng trưởng 22% trong 2018: Ngành bảo hiểm cần giải quyết sự 'lệch pha'

Kim Lan - 28/02/2018 18:34 (GMT+7)

Năm 2017, mặc dù ngành bảo hiểm tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 21,2%, song lại có sự "lệch pha" giữa khối nhân thọ và phi nhân thọ. Năm 2018, với mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trên 20%, nhưng sự lệch pha nghe chừng vẫn khó giải quyết.

VNF
Ảnh minh họa.

Nhân thọ giữ phong độ, phi nhân thọ phấn đấu đạt 13%

Theo thống kê của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2017, tổng doanh thu toàn ngành bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2% và cũng là năm thứ 4 liên tiếp đạt mức tăng trưởng từ 20% trở lên.

Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng cao, nhưng giữa 2 khối nhân thọ và phi nhận lại xuất hiện sự "lệch pha". Cụ thể, trong khi doanh thu phí bảo hiểm của khối nhân thọ ước đạt 65.050 tỷ đồng, tăng trưởng 28,9%, thì khối phi nhân thọ là 40.561 tỷ đồng, tăng trưởng 10,61%, thấp hơn khá nhiều so với dự báo là 17%, cũng như mức tăng trưởng chung giai đoạn 2011-2016 là 12%/năm (mức tăng trưởng của khối nhận thọ trong cùng giai đoạn là 26%/năm - theo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm).

Năm 2018, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu đạt doanh thu 129.246 tỷ đồng, tăng trưởng 22,38%. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô được dự báo tiếp tục ổn định, bên cạnh tiềm năng lớn của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng, mục tiêu này là không khó để hoàn thành.

Ông Paul Nguyễn, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam cho hay, năm 2018 sẽ là năm thuận lợi đối với khối nhân thọ, nhất là từ chính sách vĩ mô, khi Chính phủ, các cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp cùng nỗ lực xây dựng và hoàn thiện kịp thời các cơ chế chính sách, từng bước nâng cao tính công khai, minh bạch gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

Với khối phi nhân thọ, các doanh thuộc top đầu thị trường như Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, PJICO... đều đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu cao trong năm nay khi các kênh phân phối bán lẻ, đặc biệt là kênh liên kết bảo hiểm- ngân hàng được dự báo sẽ bùng nổ.

Năm ngoái, theo số liệu từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, các hãng bảo hiểm top đầu đạt mức tăng trưởng doanh thu quanh ngưỡng 10%, trong khi các hãng thuộc nhóm dưới tăng trưởng mạnh hơn hẳn, đạt từ 30% trở lên như BSH (600 tỷ đồng, tăng 30,3%), VNI (624 tỷ đồng, tăng 35%), Fubon (384 tỷ đồng, tăng 37%), GIC (1.168 tỷ đồng, tăng 67%)...

Ông Phạm Công Tứ, Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) dự báo, tốc độ tăng trưởng của khối phi nhân thọ năm 2018 vào khoảng 13%. Với mức tăng trưởng này, dự báo lĩnh vực phi nhân thọ vẫn còn kém rất xa "đồng nghiệp" trong mảng nhân thọ.

Nóng cuộc đua tranh thứ hạng

Số liệu từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho thấy, năm 2017, Bảo hiểm Bảo Việt gần như chắc chân ở vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về doanh thu phí bảo hiểm gốc khi đạt 8.056 tỷ đồng, chiếm 19,5% thị phần. Các vị trí tiếp theo là PVI (ước đạt 6.671 tỷ đồng, chiếm 16,1% thị phần), Bảo Minh (ước đạt 3.395 tỷ đồng, chiếm 8,2% thị phần), PTI (ước đạt 3.124 tỷ đồng, chiếm 7,6% thị phần), PJICO (ước đạt 2.562 tỷ đồng, chiếm 6,2% thị phần).

Sự vươn lên của Bảo hiểm Bảo Việt là nhờ mảng bán lẻ tăng trưởng mạnh, trong khi PVI chậm lại là do khó khăn từ ngành dầu khí. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh phát triển mảng bán lẻ cũng như kênh liên kết bảo hiểm - ngân hàng, bên cạnh dấu hiệu phục hồi của ngành dầu khí, dự báo cuộc đua tranh vị trí dẫn đầu trong khối phi nhân thọ năm nay sẽ rất "nóng".

Ở nhóm dưới, VNI cho biết, kết thúc năm 2017, VNI đã tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng về thị phần và hiện đang bám sát Top 10.

Với khối nhân thọ, nhóm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Bảo Việt Nhân thọ (ước đạt 20,6% thị phần), tiếp theo là Prudential (18,34%), Dai-ichi Việt Nam (16,11%), Manulife Việt Nam (13,74%), AIA (10,5%)...

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Metro số 1 Bến Thành - Suối tiên gần 20 năm vẫn chưa thể chạy

Metro số 1 Bến Thành - Suối tiên gần 20 năm vẫn chưa thể chạy

(VNF) - TP. HCM được phê duyệt quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị gồm 8 tuyến, với tổng chiều dài 220 km, nhưng thực tế tiến trình đầu tư các tuyến metro tại TP. HCM rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và chưa góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn trong thời gian qua.

TDM Water sẵn 300 tỷ cho chiến lược thâu tóm, mở rộng 'lãnh địa' phía Nam

TDM Water sẵn 300 tỷ cho chiến lược thâu tóm, mở rộng 'lãnh địa' phía Nam

(VNF) - Thương vụ thâu tóm Cấp thoát nước Cần Thơ sẽ giúp TDM Water gia tăng hiện diện tại khu vực phía Nam.

Xây dựng Hoà Bình bị phạt vì mua ‘chui’ BĐS của Chủ tịch từ 4 năm trước

Xây dựng Hoà Bình bị phạt vì mua ‘chui’ BĐS của Chủ tịch từ 4 năm trước

(VNF) - Xây dựng Hoà Bình đã nhận chuyện nhượng bất động sản từ Chủ tịch Lê Viết Hải với giá 120 tỷ đồng mà không thông qua ĐHĐCĐ hay HĐQT. Thương vụ ‘mua chui’ này được thực hiện từ 4 năm trước.

Ba quỹ hưu trí người lao động cần biết để an tâm tài chính tuổi già

Ba quỹ hưu trí người lao động cần biết để an tâm tài chính tuổi già

(VNF) - Đa phần những người đang nghỉ hưu, hưởng chế độ của BHXH chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản, thậm chí còn phải chi tiêu tằn tiện hoặc tìm thêm các công việc để gia tăng thu nhập. Do đó, để giải quyết tình trạng này trong tương lai, cần phải bổ sung nguồn tài chính từ các Quỹ hưu trí tự nguyện

'Xử lý dứt điểm các vụ án AIC, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An'

'Xử lý dứt điểm các vụ án AIC, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An'

(VNF) - Đây là yêu cầu được Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đặt ra tại buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Tân Phó Thủ tướng Lê Thành Long được giao phụ trách công việc gì?

Tân Phó Thủ tướng Lê Thành Long được giao phụ trách công việc gì?

(VNF) - Tân Phó Thủ tướng Lê Thành Long sẽ theo dõi, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp, xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế...

UBCKNN họp gấp với các CTCK để tháo nút thắt nâng hạng

UBCKNN họp gấp với các CTCK để tháo nút thắt nâng hạng

(VNF) - Đây được xem là động thái mới của UBCKNN trong việc đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia lên tới 100%

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia lên tới 100%

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia theo lộ trình, lên 100% vào năm 2030.

Hungary lên án sự 'trừng phạt tàn bạo’ của EU với xe điện Trung Quốc

Hungary lên án sự 'trừng phạt tàn bạo’ của EU với xe điện Trung Quốc

(VNF) - Trong tuyên bố đưa ra ngày 12/6, chỉ vài giờ sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo áp thuế bổ sung đối với xe điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ kinh tế Hungary nhấn mạnh rằng: “Hungary không đồng tình với lệnh trừng phạt ‘tàn bạo’ của châu Âu đối với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc”.

Đề xuất sử dụng đất ngoài đê sông Hồng làm bãi đỗ xe

Đề xuất sử dụng đất ngoài đê sông Hồng làm bãi đỗ xe

(VNF) - Đây là đề xuất của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 của đại biểu HĐND thành phố đơn vị bầu cử số 2 (quận Hoàn Kiếm) sáng 13/6.